Giáo án Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo

16 8 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(16 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
BÀI 5: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918 – 1930 (2 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ: Mô tả được những nét chính của phong trào
dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 2. Năng lực Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của
bản thân và tự nhân công việc phù hợp. Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch
sử và phần Em có biết để tìm hiểu về những nét chính của phong trào dân tộc dân
chủ những năm 1918 – 1930.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được những nét chính của phong
trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930; Phân tích được nguyên nhân và hệ
quả của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học kết hợp
sưu tầm trên sách, báo, internet, tìm hiểu về một số thanh niên, trí thức đã tham gia
tích cực vào phong trào dân tộc dân chủ (1918 – 1930). Xây dựng poster giới thiệu
về một nhân vật mà em ấn tượng nhất. 3. Phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí không khuất
phục trước chính sách cai trị và đàn áp của kẻ thù, nhằm đấu tranh cho nền độc lập
dân tộc; Lòng biết ơn và có hành động tri ân đối với sự hi sinh của cha ông trong
cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1 1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 (phần Lịch sử).
- Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
- Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 (phần Lịch sử).
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phong trào
dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Mảnh ghép lịch sử” . Yêu câu
HS giải các câu đố về các nhân vật lịch sử.
c. Sản phẩm: Tên các nhân vật lịch sử
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình
ảnh, HS trả lời các câu đố về những nhân vật lịch sử ở Việt Nam
- GV trình chiếu 4 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép: 2 Mảnh ghép số 1:
Đố ai khởi nghĩa không thành
Lâm Thao tử tiết cho đành chí trai,
Và ai lên đoạn đầu đài,
Cho trời Yên Bái u hoài đau thương? Mảnh ghép số 2:
Đố ai qua Nhật, sang Tàu
Soạn thành Huyết lệ Lưu Cầu tân thư
Hô hào vận động Đông Du
Kết đoàn cùng với sĩ phu khắp miền? Mảnh ghép số 3:
Năm xưa đề xướng Duy Tân 3
Viết thất điều trần, tố cáo tội vua? Mảnh ghép số 4:
Anh hùng quê ở Nghệ An,
Đặt bom diệt Pháp, gian nan vô cùng,
Giặc đuổi nhưng vẫn ung dung
Gieo mình cảm từ xuống dòng Châu Giang?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 4 HS lần lượt lật mở 4 mảnh ghép.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Mảnh ghép số 1: Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí.
(Giải thích: Nguyễn Khắc Nhu (tuẫn tiết tại Lâm Thao); Nguyễn Thái Học và 12
đồng chí của ông (bị giặc Pháp đưa lên máy chém)
Mảnh ghép số 2: Phan Bội Châu
Mảnh ghép số 3: Phan Châu Trinh
Mảnh ghép số 4: Phạm Hồng Thái
- GV trình chiếu: Mảnh ghép lịch sử: 4


zalo Nhắn tin Zalo