Giáo án Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 Lịch sử 9 Kết nối tri thức

45 23 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 9 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(45 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 8. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.
- Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật Bản.
- Nhận biết được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt
trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm
1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. 2. Năng lực. 2.1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực đặc thù.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: biết khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử trong bài học
dưới sự hướng dẫn của GV; tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để’ phục vụ cho bài học
và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
- Năng lực nhận thức lịch sử: nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của
Pháp - Nhật Bản, trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm
1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nêu được nguyên nhân
thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để đánh giá được vai trò của Đảng
Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. 3. Phẩm chất. 1
- Cảm phục, trân trọng tinh thần yêu nước, hi sinh quên mình vì nền độc lập, tự do
dân tộc của các nhà cách mạng tiêu biểu, của nhân dân Việt Nam.
- Phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết dân tộc, xác định được trách nhiệm
của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- Lược đồ diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Bảng thống kê, tranh, ảnh về những chuyển biến của tình hình Việt Nam dưới ách
thống trị của Pháp - Nhật, về công cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa trong cả nước và
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945,...
- Phim tài liệu về Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Phiếu học tập.
- Computer, projector hoặc smart tivi, internet...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động mở đầu. a) Mục tiêu
Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng khởi,
kích thích sự tò mò của HS để dẫn dắt vào bài mới.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- Phương án 1: GV sử dụng nội dung phần Mở đầu trong SGK để tổ chức vào bài học mới cho HS.
- Phương án 2: GV có thể cho HS quan sát hình ảnh về một số di tích, sự kiện, nhân
vật tiêu biểu gắn với lịch sử Việt Nam những năm 1939 - 1945 hoặc Cách mạng
tháng Tám 1945 để trả lời câu hỏi: Các hình ảnh đó liên quan đến nhân vật hoặc sự
kiện lịch sử trọng đại nào?,...
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi 2 - 3 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, góp ý, bổ sung ý kiến (nếu có). 2
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét, chọn ý trả lời của HS để dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới..
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật Bản a) Mục tiêu
HS nêu được nét chính về tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp
và quân phiệt Nhật Bản trong những năm 1939 - 1945 và một số cuộc đấu tranh vũ
trang đầu tiên chống lại đế quốc, phát xít và tay sai.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV tổ chức lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một lĩnh vực để hoàn thiện
Phiếu học tập dưới đây: PHIẾU HỌC TẬP Lĩnh vực
Nét chính về tình hình Việt Nam dưới ách thống trị Chính trị Kinh tế Xã hội
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS đọc kĩ nội dung trong SGK, căn cứ vào yêu cầu của Phiếu học tập và định
hướng của GV, cùng thảo luận và hoàn thiện Phiếu học tập.
- Thống nhất nội dung và cử đại diện báo cáo kết quả.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác lắng
nghe phần trình bày của nhóm bạn và nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét kết quả làm việc của HS dựa trên Phiếu học tập đã hoàn thành và chốt
lại nội dung chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam dưới ách thống
trị của Pháp - Nhật trong những năm 1939 - 1945. PHIẾU HỌC TẬP 3 Lĩnh vực
Nét chính về tình hình Việt Nam dưới ách thống trị
Phát xít hoá bộ máy cai trị, đàn áp phong trào cách mạng, Chính trị
thủ tiêu quyền lợi của mà nhân dân Việt Nam giành được
trong giai đoạn 1939 - 1945.
Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, tăng thuế, nhổ lúa Kinh tế
trồng đay, thu mua lương thực giá rẻ.
Nạn đói nghiêm trọng ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì vào cuối Xã hội
năm 1944 - đầu năm 1945. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân
tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai trở nên gay gắt.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền trong toàn quốc a) Mục tiêu
HS nêu được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt
trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV nêu câu hỏi: Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong
toàn quốc diễn ra như thế nào?
GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một nội dung nổi bật trong công
cuộc chuẩn bị cho cách mạng theo định hướng như sau:
+ Nhóm 1: Hãy cho biết nội dung chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng
Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939 - 1941. Lấy dẫn chứng từ tư liệu 1 để chứng minh.
+ Nhóm 2: Công cuộc chuẩn bị lực lượng diễn ra và đạt được kết quả như thế nào?
Mặt trận Việt Minh có vai trò như thế nào trong công cuộc chuẩn bị đó?
+ Nhóm 3: Cao trào kháng Nhật, cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng
tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra như thế nào? 4


zalo Nhắn tin Zalo