Đề thi cuối học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo (Đề 2)

350 175 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối học kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(350 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỀ THI HỌC KÌ I
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 2
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
…Vào tháng Chạp, tháng Giêng, tức là vào cái cữ rét đài, rét lộc, không khí
có lúc hanh hao, khô ráo làm cho má và môi người đẹp nẻ ra thành những vết chân
chim bé nhỏ. Đến cái rét này thì khác hẳn: tự nó đã đẹp và nên thơ, nó lại còn làm
cho má và môi của đàn bà con gái cũng nẻ, nhưng da không nét rạn mà chỉ ửng
hồng lên như thể da một trái đào tơ mịn màng mơn mởn, làm cho chính Liễu Hạ
Huệ có sống lại cũng phải bắt thèm…
Cỏ cây mây nước thấy người ta, trong tháng ấy, tự nhiên đẹp rực rỡ lên, đẹp
não nùng, hình như hờn giận và cố ganh đua để cho xanh bằng người, thắm bằng người.
Từ tháng Giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng Hai lá non mới bắt
đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhụy thơm không còn ngậm ý, giấu tình như
trước nữa. Đó là mùa “lá bàng tai trâu, sầu đâu chân chó”: trên các cành bàng, lá
non hé mở và cuốn lại, chưa bung ra hết, y như thể tai trâu, còn cây sầu đâu thì vào
khoảng này cũng trổ lá non nhưng nhúm lại với nhau thành một hình tròn trông
giống hệt vệt chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết.
Cũng như người con gái dậy thì lớn lên và đẹp không ai biết, chỉ vào khoảng
cuối tháng Hai, đầu tháng Ba thì lá bàng, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn lên, lá non
xanh màu cốm giót dún dẩy đu đưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm tưởng
tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng,
vẫy gọi…Đến cuối tháng Ba, lá bàng sum sê che kín cả đường đi học. Dọc theo


con sông Đào chạy sang ngang cách thôn xóm ở Vụ Bản, Hải Hậu,…những cây
bàng đứng soi bóng xuống sông Đào chạy dài tít tắp hàng chục cây số trông như
thể một cái tàn bất tuyệt, khổng lồ. Đứng ở dưới nhìn lên, mình cảm thấy đứng ở
trong một cái hang kết bằng lá non và không thể không nhớ lại lúc nhỏ còn đi học,
sân nhà trường chi chít gốc bàng…
(Trích Tháng ba, rét nàng Bân – Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng,
nguồn: https://vnthuquan.net/truyen)
Câu 1: Cho biết đoạn trích trên thuộc thể loại văn bản nào? A. Tùy bút B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Tản văn
Câu 2: Đoạn trích bày tỏ cảm nhận của người viết về điều gì?
A. Rét tháng Ba – rét nàng Bân
B. Vẻ đẹp của cỏ cây, hoa lá tháng Giêng
C. Vẻ đẹp của cây bàng vào mùa xuân
D. Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, con người trong cái rét nàng Bân tháng Ba,
đặc biệt là lá non của cây sầu đâu, cây bàng
Câu 3: Rét nàng Bân vào tháng nào trong năm? A. Tháng Giêng B. Tháng Hai C. Tháng Ba D. Tháng Tư
Câu 4: Rét tháng Giêng còn được tác giả gọi bằng một cái tên khác là gì? A. Rét đài, rét lộc B. Rét nàng Bân C. Rét cóng

D. Rét cắt da cắt thịt
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Nhìn lên, lá non xanh
màu cốm giót dún dẩy đu đưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm tưởng
tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào
mừng, vẫy gọi…”? A. So sánh B. Nhân hóa C. Điệp ngữ D. So sánh, nhân hóa
Câu 6: Câu văn sau miêu tả lá gì khi tháng Ba về?
“…trổ lá non nhưng nhúm lại với nhau thành một hình tròn trông giống hệt vệt
chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết” A. Lá bàng B. Lá sầu đâu C. Lá mận D. Lá đào
Câu 7: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn “Dọc theo con sông Đào
chạy ngang cách thôn xóm ở Vụ Bản, Hải Hậu,…những cây bàng đứng soi bóng
xuống sông Đào chạy dài tít tắp hàng chục cây số trông như thể một cái tàn bất
tuyệt khổng lồ.” là gì?
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị
nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
D. Gợi sự lắng đọng của cảm xúc không thể nói thành lời


Câu 8: Tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu văn “Cỏ cây mây nước thấy
người ta, trong tháng ấy, tự nhiên đẹp rực rỡ lên, đẹp não nùng, hình như hờn
giận và cố ganh đua để cho xanh bằng người, thắm bằng người.” là gì?
A. Làm cho câu văn thêm sinh động, giàu sức gợi
B. Thổi hồn vào cỏ cây mây nước khiến chúng có linh hồn, cảm xúc như con
người muốn bừng lên sức sống
C. Gợi cảm xúc yêu mến cảnh sắc mùa xuân D. Tất cả đáp án trên
Câu 9: Qua dòng cảm nhận của tác giả về tháng Ba – rét nàng Bân, em hiểu được
gì về tài năng và tâm hồn tác giả?
Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại cảm xúc của
em sau khi đọc đoạn trích trên.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Em hãy viết bài văn cảm nghĩ về mái trường của em. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 A. Tùy bút 0,5 điểm
D. Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, con người trong cái rét Câu 2 0,5 điểm
nàng Bân tháng Ba, đặc biệt là lá non của cây sầu đâu, cây bàng Câu 3 C. Tháng ba 0,5 điểm
Câu 4 A. Rét đài, rét lộc 0,5 điểm Câu 5 A. So sánh 0,5 điểm
Câu 6 B. Lá sầu đâu 0,5 điểm
Câu 7 A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết 0,5 điểm
Câu 8 D. Tất cả đáp án trên 0,5 điểm
Câu 9 - HS nêu hiểu biết bản thân về tài năng và tâm hồn của tác giả. 1 điểm


zalo Nhắn tin Zalo