Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 7 Cánh diều (Đề 13)

349 175 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối học kì 1 Ngữ Văn 7 Cánh diều mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%

Đánh giá

4.6 / 5(349 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 13
PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS THANH AM
Năm học: 2023 – 2024 (Hà Nội) Môn: Ngữ văn 7 (CD) MÃ ĐỀ V7-CKI-01
Thời gian 90 phút không kể giao đề
I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO “TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN”
Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong
loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí [...] Cảnh vật ở đây là cây sen ở trong
đầm. Hình ảnh cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác,
vừa chân thực, sống động, vừa thể hiện triết lí sống cao đẹp của nhân dân Việt Nam.
Trước hết, vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình [...]
Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi
của cây sen ở trong đầm.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe,
người đọc lại không có cảm giác khó chịu? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình
bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn để cho người đọc được suy nghĩ tự do. [...]
Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây
sen để chứng minh cho câu thứ nhất:
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng” tức là quan sát từ ngoài vào
trong, rất tự nhiên, hợp lí. Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa


đạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự
kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở.
Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần,
chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết:
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
[...] Bên cạnh đó, qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những
triết lí sống sâu sắc, thể hiện rõ nhất ở câu thứ tư:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
[...] Đọc đến câu này, hầu như không mấy ai dừng lâu để suy nghĩ nhiều về
nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó. Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng,
sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó. […] Hình ảnh bông
sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn
giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.
Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu
sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa xen vào ca dao biết bao nhiều lần, mỗi lần
một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng,
ẩn dụ thì hình tương sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn
mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng đã phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của
con người Việt Nam từ ngàn đời nay.
(Theo Hoàng Tiến Tựu, SGK Ngữ văn 6, tập 1, Chân trời sáng tạo, trang 60,61)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 2. Nhan đề văn bản có liên quan đến nội dung của văn bản như thế nào?


A. Nhan đề là suy ngẫm của người viết sau khi đọc xong bài ca dao “Trong đầm gì
đẹp bằng sen”, từ đó gợi dẫn người đọc đến với cái hay, cái đẹp của bài ca dao về
nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa.
B. Nhan đề là suy ngẫm của người viết sau khi đọc xong bài ca dao “Trong đầm gì
đẹp bằng sen”, từ đó gợi dẫn người đọc về ý nghĩa của tình yêu thiên nhiên trong cuộc sống.
C. Nhan đề là suy ngẫm của người viết sau khi đọc xong bài ca dao “Trong đầm gì
đẹp bằng sen”, để từ đó giúp tác giả dễ dàng bày tỏ cảm xúc của mình với hoa sen.
D. Nhan đề là cảm xúc của người viết sau khi đọc xong bài thơ “Mẹ” để từ đó gợi
dẫn câu chuyện kể về các loài hoa của đất nước.
Câu 3. Đọc kĩ đoạn văn số (1), em hãy cho biết vai trò của câu văn in đậm được sử
dụng trong đoạn trích là gì? A. Ý kiến B. Lí lẽ C. Bằng chứng D. Luận đề
Câu 4.Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen,
yêu sen và giống sen nhiều nhất…” Từ “những” trong câu văn trên là từ loại nào? A. Danh từ B. Số từ C. Phó từ D. Quan hệ từ
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh các loài hoa quý trong ca dao xưa.
B. Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”.
C. Tầm quan trọng của hoa sen trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam.


D. Các loài hoa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi, thường được sử dụng trong ca dao.
Câu 6. Trong văn bản trên, việc tác giả sử dụng các câu thơ trích dẫn từ bài ca dao
Trong đầm gì đẹp bằng sen” có tác dụng chủ yếu gì?
A. Làm cho văn bản trở nên dài hơn.
B. Làm cho các ý kiến, lí lẽ trong bài phân tích có sức thuyết phục cao.
C. Câu chuyện trở nên chân thực, đáng tin cậy hơn.
D. Làm cho bài phân tích thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc.
Câu 7. Những câu văn “Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người
gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa xen vào ca dao biết
bao nhiều lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp” góp phần làm rõ
cho ý kiến nào của tác giả?
A. Hoa sen là hình ảnh vô cùng quen thuộc và đẹp đẽ đối với người dân.
B. Mỗi nhà thơ khi viết về hoa sen đều có nét riêng đầy xúc động.
C. Người nông dân yêu thích hoa sen nên viết về hoa sen rất hay.
D. Bài ca dao truyền tới người đọc tình yêu dành cho các loài hoa.
Câu 8. Thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm đến người đọc là gì?
A. Nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng, yêu quý các loài hoa.
B. Nhắc nhở mỗi người dù đi đâu cũng luôn nhớ về quê hương, gia đình.
C. Nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng lẽ sống cao đẹp của người Việt.
D. Nhắc nhở mỗi người phải biết yêu thiên nhiên, đất nước.
Thực hiện yêu cầu sau
Câu 9. Theo em, hoa sen tượng trưng cho những phẩm chất nào của người Việt
Nam? (Trình bày khoảng 3 dòng)
Câu 10. Hoa sen tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp của người Việt. Em sẽ
làm gì để giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó? (Trình bày bằng một
đoạn văn khoảng 3-5 câu)


zalo Nhắn tin Zalo