Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 7 Cánh diều (Đề 14)

76 38 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối học kì 1 Ngữ Văn 7 Cánh diều mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%

Đánh giá

4.6 / 5(76 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 14
PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS THANH AM
Năm học: 2023 – 2024 (Hà Nội) Môn: Ngữ văn 7 (CD) MÃ ĐỀ V7-CKI-02
Thời gian 90 phút không kể giao đề
I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết bài thơ “Những cánh buồm” (năm 1962) và
in trong tập thơ cùng tên năm 1964. Bài thơ thể hiện niềm mơ ước của tuổi thơ
được đi đến những chân trời bao la phía trước. Từ niềm mơ ước ấy của con, tác giả
đã giãi bày nỗi niềm của chính mình về những khát khao vẫn còn dang dở, muốn
chuyển tiếp cho thế hệ tương lai thực hiện sau này. Chính nhờ ý tứ trong sáng, giản
dị mà đằm sâu triết lí ấy, “Những cánh buồm” vẫn khắc khoải không nguôi trong mỗi hồn người.
Mở đầu bài thơ là không gian biển xanh, cát trắng và ánh mặt trời rực rỡ trên
cao. Vũ trụ bừng sáng thênh thang khiến lòng người cũng vui tươi hớn hở. Cuộc đi
bộ đồng hành trên bãi cát mịn sau đêm mưa rả rích giữa hai cha con hay đó là hành
trình trong cuộc sống này của tất cả chúng ta ? Một cha, một con cứ thế bước đi
“dưới ánh mai hồng” tuyệt đẹp. Ngộ nghĩnh trong nghệ thuật miêu tả, Hoàng
Trung Thông đã viết những câu thơ đầu tiên thật tự nhiên: Hai cha con dắt đi trên
cát/ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.
Hai cái bóng, một “dài lênh khênh” của người cha đã trưởng thành, một của
đứa con thơ bụ bẫm nên “tròn chắc nịch” giữa mênh mông bãi cát rộng dài của
biển. Hình ảnh thơ đẹp quá, đẹp đến say lòng cùng với một giọng thơ vui tươi,
trong sáng. Cứ thế, hai cha con bước đi trên cát ngắm nhìn biển khơi cho đến khi
đứa con yêu lắc tay cha mình khẽ hỏi.


Cuộc chuyện trò thân mật giữa hai cha con bắt đầu từ câu hỏi ngây thơ mà
đầy háo hức và thông minh của đứa trẻ khiến cho người cha không thể không trả
lời. Lòng con đang sung sướng lẽ nào cha lại làm mất đi niềm vui thơ dại ấy? Lúc
này, hình ảnh cánh buồm xuất hiện để người cha khơi gợi niềm mơ ước cho con:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa có nhà... (Vietnam.net)
Ghi lại đáp án chứa câu trả lời đúng ra giấy kiểm tra
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 2. Câu “Vũ trụ bừng sáng thênh thang khiến lòng người cũng vui tươi hớn
hở.” thành phần được mở rộng bằng cụm chủ vị là thành phần nào?
A. Thành tố phụ sau trong cụm động từ.
B. Thành tố phụ sau trong cụm danh từ.
C. Thành tố phụ sau trong cụm tính từ.
D. Thành phần trạng ngữ.
Câu 3. Câu văn nào nêu bằng chứng mà người viết dẫn ra từ bài thơ “Những cánh
buồm” của Hoàng Trung Thông?
A. Cứ thế, hai cha con bước đi trên cát ngắm nhìn biển khơi cho đến khi đứa con
yêu lắc tay cha mình khẽ hỏi.
B. Cuộc đi bộ đồng hành trên bãi cát mịn sau đêm mưa rả rích giữa hai cha con hay
đó là hành trình trong cuộc sống này của tất cả chúng ta ?.
C. Lòng con đang sung sướng lẽ nào cha lại làm mất đi niềm vui thơ dại ấy?


D. Ngộ nghĩnh trong nghệ thuật miêu tả, Hoàng Trung Thông đã viết những câu
thơ đầu tiên thật tự nhiên: Hai cha con dắt đi trên cát/ Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.
Câu 4: Một cha, một con cứ thế bước đi “dưới ánh mai hồng” tuyệt đẹp. Từ “một
trong câu văn trên là từ loại nào? A. Phó từ B. Số từ C. Danh từ D. Quan hệ từ
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Kể về bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông.
B. Miêu tả về vẻ đẹp “Những cánh buồm” trong bài thơ của Hoàng Trung Thông.
C. Phân tích vẻ đẹp về nội dung và hình thức trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông.
D. Giới thiệu về những ước mơ trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông.
Câu 6. Mối liên hệ giữa lí lẽ và bằng chứng trong bài viết trên có tác dụng như thế nào?
A. Làm nổi bật tình yêu con và và những ước mong của cha mẹ với con cái.
B. Giúp khắc họa hình ảnh cha và con luôn luôn song hành, gần gũi với nhau.
C. Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của bài thơ “Những cánh buồm”.
D. Đưa ra thông điệp ý nghĩa về tình cha con, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
Câu 7. Câu: “Bài thơ thể hiện niềm mơ ước của tuổi thơ được đi đến những chân
trời bao la phía trước” có vai trò gì trong đoạn văn 1?

A. Ý kiến B. Lí lẽ C. Bằng chứng D. Luận đề
Câu 8. Thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm đến người đọc là gì?
A. Nhắc nhở mỗi người phải biết yêu và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.
B. Nhắc nhở mỗi người dù đi đâu cũng luôn nhớ về quê hương, gia đình.
C. Nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng, yêu thương cha của mình.
D. Nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng hiện tại, hướng tới tương lai.
Thực hiện yêu cầu sau
Câu 9. Dựa vào nội dung đoạn trích và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình
bày khoảng 3 dòng về vai trò của tình phụ tử đối với mỗi người.
Câu 10. Qua bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông cũng như qua
văn bản trên, em thấy con cái cần thể hiện sự quan tâm và tình cảm với cha mẹ
như thế nào? Em hãy trình bày bằng đoạn văn khoảng 3-5 câu. II. VIẾT (4 ĐIỂM)
Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người thân trong gia đình em. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC – HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 A 0,25 3 D 0,25 4 B 0,25 5 C 0,25 6 C 0,25 7 A 0,25


zalo Nhắn tin Zalo