ĐỀ SỐ 11
UBND THÀNH PHỐ CAO LÃNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THCS TÂN THUẬN ĐÔNG
Năm học: 2023 – 2024 (Đồng Tháp)
Môn: Ngữ văn 7 (CTST) Mã đề 01
Thời gian 90 phút không kể giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:
Tháng tư lại về với nắng tươi rực rỡ. Khắp phố phường, sắc sen non mở
màng của lá bàng, lá sấu, bằng lăng làm tươi sáng cả không gian. Chầm chậm
đạp xe trên phố, chợt thoảng thơm trong gió một làng hương ngọt ngào, khiến
lòng nôn nao khó tả. Ghé vào gánh hàng hoa quen thuộc của bà lão ngồi dưới tán
bàng đầu con phố nhỏ, tôi nhận ra ngay những bông hoa móng rồng đầu mùa
vàng rộm nổi bật trên nền xanh mướt của lá chuối tươi. Bà lão mỉm cười hồn hậu
nhìn tôi ôm cả gói hoa lên hít hà và nhẹ nhàng đặt vào giỏ xe với biết bao nâng niu, trìu mến.
Mỗi mùa hoa là một lần bà nội tôi phải ngồi phân xử đúng sai cho bọn trẻ,
bởi đứa thì bảo hái hoa móng rồng thơm mùi chuối tiêu trứng cuốc, đứa lại bảo
thơm mùi mít chín. Tôi thì đứng ngay dưới gốc cây, nhắm tịt cả hai mắt lại hít lấy
hít để rồi bảo giống mùi vani của thứ bánh kẹo trên phố tôi đã từng ăn. Cuộc
tranh cãi chỉ đến hồi kết thúc khi bà sai chúng tôi vin những cành cây mềm mại rủ
xuống, nhẹ nhàng hái hoa cho vào rổ.
[…] Bao năm rồi, bà tôi giờ không còn nữa. Hoa móng rồng vẫn nở thơm
vườn nhà mỗi độ giao mùa. Chúng tôi ngày còn xa quê, nhưng màu hoa ấy, làn
hương ấy luôn là một phần nằm sâu trong nỗi nhớ quê hương. Để mỗi tháng tư về,
tôi lại tìm đến gánh hàng của bà lão từ làng hoa bên kia sông qua chuyến đò sớm
sang phố, mang một chút hồn quê thảo thơm đến với mọi người.
(Lam Hồng, Hoa móng rồng,Theo http://www.baonamdinh.vn/ ngày 15/4/2015)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Nghị luận văn học. B. Tản văn và tùy bút. C. Nghị luận xã hội. D. Thơ.
Câu 2. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhấ và ngôi thứ ba
Câu 3. Đối tượng chính mà văn bản đề cập? A. Hoa móng rồng B. Bọn trẻ. C. Bà tôi. D. Bà bán hàng.
Câu 4. Điều gì khiến người viết thấy lòng nôn nao khó tả?
A.Vì nắng mới vàng rực rỡ.
B. Vì sắc xanh non của lá bàng.
C. Vì làn hương ngọt ngào thoảng thơm trong gió.
D. Vì thương nhớ về người bà của mình.
Câu 5. Hương hoa móng rồng được tác giả cảm nhận như thế nào? A. Giống mùi mít chín.
B. Giống mùi chuối tiêu trứng cuốc.
C. Giống mùi hương vani của bánh kẹo.
D. Ngọt ngào tùy cảm nhận của mọi người.
Câu 6. Trong câu văn Hoa móng rồng vẫn nở thơm vườn nhà mỗi độ giao mùa.
Có những phó từ nào? A. Hoa, vườn. B. Vẫn, mỗi. C. Nở, thơm. D. Hoa, mùa.
Câu 7. Dấu chấm lửng đầu câu đoạn thứ 3 có tác dụng gì?
A. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
B. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng
C. Thể hiện ở chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.
D. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.
Câu 8. Nội dung đoạn trích được triển khai theo trình tự nào?
A.Từ quá khứ đến hiện tại.
B. Từ hiện tại về quá khứ. C.Theo mạch cảm xúc. D. Không theo trình tự.
Câu 9. (1,0 điểm) Nhận xét của em về tình cảm của tác giả được thể hiện qua đoạn trích?
Câu 10. (1,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn (5-7 dòng) để chia sẻ cảm xúc về loài
hoa hoặc loài cây mà em ấn tượng nhất.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều điều tuyệt vời. Được sinh ra trong
cõi đời đã là một niềm hạnh phúc, nhất là khi bên cạnh chúng ta có những người
luôn yêu thương và dõi theo ta trên mỗi nẻo đường. Em hãy viết bài văn biểu cảm
về người thân yêu nhất. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5
9 - Hoa móng rồng luôn là phần sâu thẳm trong nổi nhớ quê 1,0
hương, gắn với hình ảnh người bà hiền hậu, với kỉ niêm tuổi
thơ, là chút hồn quê thơm thảo.
- Tác giả luôn là người luôn trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp
gần gũi bình dị, có tình yêu sau nặng với cảnh vật, con người, đối với quê hương.
10 Trình bày đặc điểm của loài cây hoặc loài hoa. 1,0
- Ý nghĩa của loài hoa, loài cây đối với em, với mọi người.
- Tình cảm cảm xúc của em dành cho loài cây hoạc loài hoa. II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn bộc lộ cảm xúc: Mở bài được đối
tượng biểu cảm. Thân bài biểu lộ cảm xúc suy nghĩ, sâu sắc về 0,25
đối tượng. Kết bài khẳng định lại tình cảm, cảm xúc.
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần biểu cảm. 0,25
c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn. Có thể viết bài văn theo hướng dẫn sau: 2,5 * Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu người thân mà em muốn bày tỏ tình
Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo (Đề 11)
252
126 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(252 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)