Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo (Đề 14)

194 97 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 7 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(194 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 14
PHÒNG GD & ĐT ………….
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THCS …………..
Năm học: 2023 – 2024 (……………..)
Môn: Ngữ văn 7 (CTST)
Thời gian 90 phút không kể giao đề
I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
Nhìn những cánh diều đủ hình dáng, màu sắc bay lượn trên không trung
chắc không chỉ có đám trẻ mà ngay cả người lớn như tôi cũng thích. Mỗi lần nhìn
chúng thả diều, tôi chạnh nhớ cánh diều tuổi thơ của mình.
Mẹ tôi qua đời khi anh chị em tôi mới ở độ tuổi biết mê thả diều, nhưng
chưa biết dán diều… Tuy nhà nghèo, ba phải làm thuê làm mướn đủ việc để nuôi
con nhưng ba tôi không quên lo cho anh em tôi vui chơi giải trí. Hồi đó, trẻ em
trong xóm có trò chơi nào vui thích và không gây hại cho ai, ba tôi tạo điều kiện
cho chúng tôi vui chơi, trong đó có thả diều. Con diều của ba làm đơn giản và hơi
xù xì, thô kệch, nhưng vững chắc. Đầu diều là một tờ báo lớn dán vào một khung
làm bằng trúc chẻ nhỏ. Rồi ba dán thêm hai cái đuôi dài và hai cái “lỗ tai” (cánh
nhỏ) vào đầu diều. Diều hơi nặng, cất cánh chậm, nhưng khi bay cao diều không
chao đảo, mà luôn thăng bằng giữa không trung. Chỉ có đuôi và cánh rung rinh theo làn gió.
Hồi đó, ruộng đồng mỗi năm làm có một vụ lúa mùa. Sau tết Nguyên Đán, hết
việc nhà nông, ba tôi chuyển sang làm mộc thuê. Dù làm cả ngày mệt rã người,
chiều về ba dẫn anh em tôi ra đồng chỉ cách thả diều. Khi diều cất cánh lên không
trung, ba lại nhanh chân về nhà lo xách nước, nấu cơm… Anh em tôi thích thú
nhìn cánh diều đến lúc hết thấy đường mới cuốn dây hạ diều về nhà.


Hết bậc tiểu học, anh em tôi tự tay dán diều và ra đồng thả. Cánh diều của
chúng tôi cũng đơn giản như cánh diều của ba. Khi trưởng thành hơn một chút,
anh em tôi không chỉ thả diều mà còn thả theo mơ ước của mình. Bọn tôi thường
lấy giấy cắt thành hình tròn viết những điều ước mơ của mình vào, rồi luồn vào
sợi dây thả diều, cho bay lên cùng với con diều. Hồi đó, ước mơ của anh tôi là làm
bác sĩ. Tôi hỏi: “Vì sao?”.
Anh triết lý: “Mày có thấy chỉ vì bệnh, má mình chết sớm không? Tao quyết
chí học làm bác sĩ để trị bệnh cứu người, không để những người mẹ trẻ phải chết
sớm, những trẻ thơ phải bơ vơ côi cút!”. Còn tôi, lúc ấy cũng vừa vào bậc trung
học, khi được học những bài giảng văn, trích đoạn các tác phẩm của tác giả Tô
Hoài, Khái Hưng, Thạch Lam… lại mê trở thành nhà văn. Tôi cũng gửi niềm ước
mơ của mình theo cánh diều là sau này trở thành nhà văn nổi tiếng. [....]
Ngày nay, dù có quá nhiều trò chơi, vẫn còn nhiều trẻ em thích thả diều.
Nhưng chắc ít có phụ huynh nào dán diều cho con em chơi. Vì diều bán sẵn rất
đẹp, nhiều màu sắc, đủ kiểu dáng. Nhìn những cánh diều xinh xắn, vi vút lướt gió
trên bầu trời, các em bây giờ có còn gửi gắm ước mơ của mình như chúng tôi ngày xưa...
Riêng tôi, giờ không còn thả diều, cũng không dán diều cho con, cháu, càng
không muốn gửi gắm niềm mơ ước riêng tư vào cánh diều như thuở nhỏ. Giờ tôi
chỉ gửi niềm mong ước chung vào tất cả những cánh diều của đám trẻ: “Mong sao
tất cả các em đều được cắp sách đến trường. Tất cả đều là con ngoan, trò giỏi và
trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội…”
(T.L nguồn: https://baotayninh.vn/canh-dieu-tuoi-tho)
Câu 1: Ý nào đúng nhất khi nói về thể loại của văn bản? A. Tản văn C. Truyện ngắn B. Tuỳ bút

D. Truyện thơ
Câu 2: Văn bản trên được kể theo ngôi: A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ nhất số nhiều C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất
Câu 3: Hình ảnh cánh diều gắn liền với những điều gì trong cuộc sống của nhân vật “tôi”?
A. Những người bạn thời ấu thơ, Những cánh đồng lúa bát ngát.
B. Những cánh đồng lúa bát ngát, những người bạn của mình.
C. Những trò chơi tuổi thơ, gắn liền kí ức về bố, mẹ, anh của mình.
D. Những thứ đồ chơi dân gian gắn với tuổi thơ, những người bạn của mình.
Câu 4: Hình ảnh cánh diều chuyên chở ước mơ gì của nhân vật “tôi”? A. Thầy giáo B. Nhà văn nổi tiếng C. Bác sĩ D. Người bán diều
Câu 5: Theo em, nguyên nhân nào không làm cho cánh diều tuổi thơ lại trở thành
kí ức sâu đậm trong nhân vật “tôi”?
A. Vì cánh diều gợi nhớ đến những người thân trong gia đình của nhân vật “tôi”.
B. Vì cánh diều gợi nhớ đến hoàn cảnh nghèo của gia đình thời ấu thơ.
C. Vì cánh diều gợi nhớ đến trò chơi dân gian và kí ức về tuổi thơ.
D. Vì diều bán sẵn rất đẹp, nhiều màu sắc, đủ kiểu dáng.
Câu 6: Câu văn: “Sau những ngày tết rộn ràng, trẻ em miền quê lại trở về với
những trò chơi ngày thường.” Mở rộng thành phần: A. Chủ ngữ, vị ngữ B. Trạng ngữ, vị ngữ

C. Trạng ngữ, chủ ngữ
D. Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ
Câu 7: Trẻ con ngày nay vẫn chơi thả diều nhưng ít có phụ huynh dán diều cho
con chơi. Theo tác giả, lí do vì sao?
A. Vì giờ phụ huynh bận đi làm, không có nhiều thời gian như xưa.
B. Vì giờ có nhiều diều bày bán sẵn, nhiều màu sắc, đủ kiểu dáng.
C. Vì giờ phụ huynh có điều kiện, chứ không nghèo như nhân vật “tôi” ngày xưa.
D. Vì giờ phụ huynh bận đi làm và không có điều kiện để làm.
Câu 8: Theo em, điều tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì?
A. Luôn có niềm mơ ước cho riêng mình, lưu giữ những trò chơi dân gian, ghi nhớ những kí ức tuổi thơ.
B. Lưu giữ những trò chơi dân gian, Ghi nhớ những kí ức tuổi thơ, có mong ước về
một tương lai tốt đẹp.
C. Lưu giữ những trò chơi dân gian, Luôn có niềm mơ ước cho riêng mình,.
D. Ghi nhớ những kí ức tuổi thơ, có mong ước về một tương lai tốt đẹp.
Câu 9: Văn bản cho thấy nhân vật “tôi” là người như thế nào?
Câu 10: Theo em, việc lưu giữ trò chơi dân gian có vai trò gì đối với sự phát triển
của trẻ em? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 câu).
II. VIẾT (4,0 điểm)
Từ khi cắp sách đến trường, chúng ta đều cảm nhận được rằng: Mỗi ngày đến
trường là một niềm vui, mỗi giờ học có thêm những điều bổ ích. Em hãy phát biểu
cảm nghĩ của mình về một ngày lễ hoặc một tiết học đã để lại ấn tượng sâu sắc với
em trong học kì vừa qua ở ngôi trường thân yêu mà em đang theo học. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC 6,0


zalo Nhắn tin Zalo