ĐỀ SỐ 15
PHÒNG GD & ĐT ………….
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TRƯỜNG THCS …………..
Năm học: 2023 – 2024 (……………..)
Môn: Ngữ văn 7 (CTST)
Thời gian 90 phút không kể giao đề
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: RÙA VÀ THỎ
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông
thấy liền mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như Sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai tự đắc:
- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ
nhì theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng
cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm
nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích.
Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó. (Theo La-Phông-ten)
Lựa chọn phương án đúng nhất:
Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại: A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cười C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào?
A. bảo Rùa là chậm như Sên
B. bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn
C. bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”
D. bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ
Câu 3. Truyện xoay quanh sự việc gì?
A. Thỏ khinh thường rùa chậm chạp.
B. Cuộc thi chạy giữa Thỏ và Rùa.
C. Rùa cần mẫn chăm chỉ nỗ lực thi chạy.
D. Thỏ và Rùa thách nhau chạy thi và Thỏ thắng.
Câu 4. Phó từ “đang” câu: “Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy”, thể hiện ý nghĩa gì?
A. Chỉ thời gian, sự tiếp diễn
B. Chỉ không gian, sự tiếp diễn
C. Chỉ thời gian, sự phủ định
D. Chỉ thời gian, kết quả
Câu 5. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?
A. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình thử ai thắng ai thua
B. Thỏ và Rùa có cuộc hẹn chạy thi từ trước
C. Rùa thích chạy đua với Thỏ
D. Thỏ chê Rùa chậm chạp nên Rùa quyết tâm chạy thi
Câu 6. Hành động của Thỏ trong câu chuyện thể hiện tính cách gì?
A. Khinh thường, nhanh nhẹn B. Kiêu ngạo, chủ quan C. Chủ quan, chậm chạp D. Tự tin, nhanh nhẹn
Câu 7. Vì sao trong cuộc thi, Thỏ không xuất phát cùng lúc với Rùa?
A. Thỏ ngạo mạn, coi thường Rùa.
B. Thỏ thích thể hiện mình.
C. Thỏ thích ngắm cảnh đẹp trên đường.
D. Rùa muốn Thỏ nhường mình.
Câu 8. Các từ: nhởn nhơ, nhấp nháp, cắm cổ, thỉnh thoảng, đều là từ láy đúng hay sai? A. Đúng B. Sai
Câu 9. Em có nhận xét gì về tính cách của hai nhân vật Thỏ và Rùa được đề cập
đến ở trong câu chuyện. Em thích nét tính cách của nhân vật nào. Vì sao ?
Câu 10. Nêu bài học rút ra từ truyện “Thỏ và Rùa”? Em vận dụng bài học đó vào
cuộc sống như thế nào?
II. PHẦN VIẾT: (4,0 điểm)
Trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam có rất nhiều những
nhân vật, những sự kiện lịch sử tiêu biểu sống mãi trong lòng mọi người. Em hãy
viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc một sự kiện
lịch sử để lại ấn tượng sâu sắc đối với em. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5
8 B 0,5 9
- Tính cách trái ngược nhau hoàn toàn 0,25
- Thỏ ngạo mạn, chủ quan, tự cao, thiếu sự chín chắn 0,25
nên chuốc lấy thất bại
- Rùa siêng năng, bền bỉ, không chủ quan kiêu ngạo. 0,25
- Thích nét tính cách của nhân vật nào (lí giải hợp lý) 0,25 10
Bài học: Phải kiên trì, bền chí, cần cù, chịu khó đừng 1,0 ngạo mạn , tự cao...
* HS liên hệ, trình bày nội dung phải mang tính tích
cực, phù hợp với thực tế. II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự kể về một 0,25
nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
b. Xác định đúng nội dung của đề bài: kể về sự việc 0,25
liên quan đến một nhân vật lịch sử tiêu biểu cho
những người anh hùng.
c. Triển khai các ý cho bài văn: 3,0
Có thể trình bày bài văn theo nhiều cách nhưng đảm bảo cấu trúc sau:
- Giới thiệu sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử .
- Nêu hoàn cảnh xảy ra sự việc.
- Kể diễn biến sự việc (gắn với nhân vật hoặc sự
kiện và những mốc thời gian, địa điểm cụ thể), đảm
bảo các sự việc và chi tiết tiêu biểu; có đủ các sự việc
mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo (Đề 15)
552
276 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(552 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)