Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (Đề 1)

709 355 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi Cuối kì 1
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 7 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn 7 lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(709 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỀ THI HỌC KÌ I
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 1
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
HỘI THI THỔI CƠM Ở ĐỒNG VÂN
Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh
giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh
niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng
nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo
lên...Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để
châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội,
mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa
bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây
lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho
nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.
Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ
nồng nhiệt của người xem hội.
Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi
nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn:


cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã
trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. (Theo Minh Phương)
Câu 1: Văn bản trên cung cấp cho người đọc những thông tin gì?
A. Địa điểm tổ chức cuộc thi, luật lệ và cách thức thực hiện trò chơi
B. Địa điểm tổ chức và số lượng người tham gia trong cuộc thi
C. Cách thức thực hiện trò chơi và ý nghĩa của cuộc thi đó
D. Ý nghĩa của cuộc thi đó đối với từng cá nhân và cộng đồng
Câu 2: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
A. Từ những hội thi cơm ở làng khác
B. Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa
C. Từ lễ hội ngày Tết truyền thống
D. Từ lễ hội truyền thống của các dân tộc khác
Câu 3: Vừa nấu cơm, các đội thi vừa phải làm gì?
A. đan xen nhau uốn lượn giữa đường làng
B. đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội
C. đan xen nhau uốn lượn trên sân nhà văn hóa
D. châm lửa giúp nhau cho không khí thêm sôi động
Câu 4: Ban giám khảo sẽ chấm điểm dựa trên những tiêu chí nào? A. cơm sống B. cơm trắng C. cơm ngon D. cơm khê
Câu 5: Việc lấy lửa trước khi nấu cơm được thực hiện ra sao?
A. Mỗi đội cử ra một người chạy thi, ai chạy nhanh tới đích trước thì sẽ lấy được ngọn lửa to hơn.


B. Mỗi đội được phát hai hòn đá, phải ngồi đánh đến khi nào ra lửa thì thôi.
C. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy nén hương đã
cắm trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát 3 que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa.
D. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy hai cục đá đã đặt
trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát thêm một bó rơm, dùng hai cục đá đánh ra lửa cho bó rơm cháy.
Câu 6: Công đoạn nấu cơm được miêu tả như thế nào?
A. Người phía sau cầm một cái cần uốn cong hình cái cung vắt ra trước mặt người
nấu cơm. Nhiệm vụ của họ là phải giữ cho cái cần này vững chắc để người phía
trước vừa cầm đuốc điều khiển ngọn lửa vừa nấu cơm. Hai người cầm cần và cầm
đuốc phối hợp nhịp nhàng đến khi cơm chín thì hoàn thành.
B. Mỗi người nấu cơm đều mang theo một cái cần cắm rất khéo vào dây lưng, uốn
cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo một cái nồi nho nhỏ.
Người thổi cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.
C. Cơm được nấu chín từ bếp đã được đắp từ trước. Tuy nhiên để giữ nhiệt độ cho
cơm tới khi giám khảo chấm họ phải dùng một chiếc cần treo nồi cơm lên rồi cầm
một ngọn đuốc đung đưa phía dưới cứ như vậy đi tới chỗ chấm thi của giám khảo.
D. Cơm được nấu trong một chiếc niêu nhỏ treo vào một chiếc cần có hình cánh
cung được người phía sau cầm, người phía trước cầm đuốc đung đưa đến khi cơm
chín thì lại xới ra và cho mẻ khác vào. Tới khi hoàn thành họ ủ nồi cơm vào bếp đã
đắp từ trước để giám khảo đến chấm.
Câu 7: Trong câu văn: “Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội
nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén
hương cắm ở trên ngọn” có trạng ngữ là cụm danh từ. Vậy danh từ trung tâm trong cụm danh từ đó là: A. trống

B. trống hiệu C. tiếng trống D. tiếng trống hiệu
Câu 8: Làm thế nào để đảm bảo sự công bằng cho hội thi nấu cơm?
A. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật cho giám khảo chấm.
B. Trong lúc chấm thi giám khảo sẽ bị bịt mắt.
C. Các đội thi không được biết trước giám khảo là ai.
D. Giám khảo trước khi chấm thi phải kí vào một bản cam kết chấm thi công bằng.
Câu 9: Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi
đối với dân làng”?
Câu 10: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em
về việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Viết bài văn phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Câu Đáp án Điểm
A. Địa điểm tổ chức cuộc thi, luật lệ và cách thức thực hiện trò Câu 1 0,5 điểm chơi
B. Từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ Câu 2 0,5 điểm sông Đáy xưa
B. đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng Câu 3 0,5 điểm
nhiệt của người xem hội Câu 4 B. cơm trắng 0,5 điểm
Câu 5 C. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy 0,5 điểm
nén hương đã cắm trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát 3


zalo Nhắn tin Zalo