Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (Đề 2)

420 210 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 7 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn 7 lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(420 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỀ THI HỌC KÌ I
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 2
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
LỄ CÚNG CƠM MỚI – NÉT VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN
Lễ Cúng Cơm Mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc
thiểu số như Xơ Đăng, Ê-đê, Thái...tạ ơn trời đất vì đã cho một vụ mùa bội thu. Tại
Tây Nguyên, đây là một trong những lễ hội đặc trưng, phổ biến ở nhiều địa phương trong đó có Lâm Đồng.
1. Lịch sử hình thành Lễ Cúng Cơm Mới
Từ xa xưa, sau mỗi vụ mùa, các dân tộc sinh sống tại khu vực Tây Nguyên
đều tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới về nhà và nấu những bữa cơm đầu tiên bằng
hạt thóc vừa thu hoạch. Lễ hội này có ý nghĩa tôn vinh lúa gạo mà thần linh đã ban
cho con người, thể hiện lòng thành kính với trời đất, thần sông thần suối, thần gió
thần mưa, thần sấm, thần đất đã cho người dân mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi.
Với mỗi dân tộc, mỗi địa phương lại có những cách tổ chức cúng mừng vụ
mùa thu hoạch khác nhau. Cho đến hiện nay, khi văn hóa ngày càng có sự giao
thoa thì lễ hội này đã có tên gọi chung là Lễ Cúng Cơm Mới, được biết đến là lễ
hội đặc trưng của nhiều dân tộc, vừa có nét giống vừa có nét khác biệt. Đối với du
khách muốn tìm hiểu về văn hóa và lễ hội của người dân địa phương tại Tây
Nguyên thì đây chắc chắn là lễ hội bạn tuyệt đối không nên bỏ lỡ.
2. Đôi nét về Lễ Cúng Cơm Mới truyền thống


2.1. Cách tổ chức Lễ Cúng Cơm Mới
Khác với các lễ hội khác, khi người dân trong thôn bản sẽ tập trung để tổ
chức cùng nhau thì Lễ Cúng Cơm Mới lại tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà
khác. Những gia đình trong buôn đã sắp xếp và thỏa thuận từ trước, vì thế sẽ cùng
hợp tác để lễ hội diễn ra suôn sẻ nhất.
Quy mô Lễ Cúng Cơm Mới tại mỗi nhà cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào
điều kiện gia đình cũng như lượng lúa gạo thu hoạch được của vụ mùa năm ấy.
Các gia đình bội thu sẽ tổ chức rất lớn, mời hàng xóm bà con cùng đến chung vui,
cùng ăn uống nhảy múa, có thể kéo dài trong một ngày hoặc thậm chí vài ngày.
Đối với những gia đình khó khăn hơn, Lễ Cúng Cơm Mới sẽ được diễn ra đơn
giản, tiết kiệm, giản lược để phù hợp với điều kiện kinh tế. Quy mô tổ chức lễ hội
này cũng được coi là một trong những biểu hiện để phân biệt tầng lớp giàu nghèo
của các dân tộc thiểu số.
2.2. Ý nghĩa Lễ Cúng Cơm Mới
Như đã đề cập, Lễ Cúng Cơm Mới trước hết là để ăn mừng vụ mùa, ăn
mừng lúa thóc về nhà. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để người dân cúng thần, cúng
hồn lúa, cúng tổ tiên, gửi gắm những mong cầu về sức khỏe cho gia đình, mong
cầu những vụ mùa sau tiếp tục được bội thu, được lúa thóc đầy bồ.
Bên cạnh đó, Lễ Cúng Cơm Mới còn là dịp để người dân trong bản quây
quần lại để vui chơi, tiếng cồng chiêng nổi lên, nhảy múa ca hát suốt ngày đêm.
Đặc biệt với những năm thời tiết thuận lợi, cả bản đều bội thu thì lễ hội này như
kéo dài vô tận, từ nhà này qua nhà khác, tụ họp vui chơi không ngừng nghỉ.
(Nguồn: https://mia.vn, Tuyết Trịnh)
Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản tường trình B. Văn bản thông tin C. Văn bản thông thường


D. Văn bản đa phương thức
Câu 2: Chủ đề của văn bản trên là gì? A. Tình cảm buôn làng B. Tinh thần đoàn kết
C. Tình yêu quê hương đất nước D. Lòng biết ơn
Câu 3: Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản nào?
A. Mục đích, ý nghĩa và cách thức tổ chức của lễ hội
B. Nguồn gốc, lịch sử, cách thức tổ chức và ý nghĩa của lễ hội
C. Chuẩn bị, nguồn gốc, mục đích và cách thức tổ chức lễ hội
D. Mục đích, lịch sử và cách thức tổ chức lễ hội
Câu 4: Nhan đề văn bản gợi cho em nghĩ đến hoạt động văn hóa nào? A. Văn hóa tâm linh B. Văn hóa ẩm thực C. Văn hóa vật thể D. Văn hóa phi vật thể
Câu 5: Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu văn “Lễ Cúng Cơm Mới được tổ
chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc thiểu số như Xơ Đăng, Ê-đê, Thái...” là gì?
A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị
nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
C. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
D. Gợi sự lắng đọng của cảm xúc không thể nói thành lời
Câu 6: Nghĩa của từ “bội thu” được sử dụng trong văn bản trên là gì?
A. Thu hoạch được nhiều sản lượng hơn mức bình thường
B. Thất bát, thua lỗ nhiều so với mức bình thường


C. Chi tiêu nhiều hơn so với việc thu lại lợi nhuận
D. Thu hoạch được ít sản lượng hơn so với mọi năm
Câu 7: Lễ Cúng Cơm Mới có điểm gì khác so với các lễ hội khác?
A. Thường được tổ chức hàng năm, do những vị trưởng làng, bản đứng ra chủ trì
B. Những người dân trong thôn, bản đó sẽ tập trung tại một địa điểm rồi cùng nhau tổ chức lễ hội
C. Tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà khác, thời gian tổ chức thường được kéo dài
D. Từng nhà dân trong buôn làng sẽ mang lúa, gạo của nhà mình đem đến góp tại nơi tổ chức
Câu 8: Ý nghĩa của Lễ Cúng Cơm Mới là gì?
A. Uớc mong về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mùa màng bội thu
B. Biểu thị sự đoàn kết của cộng đồng trong một lễ hội
C. Thể hiện sự tôn thờ tín ngưỡng của một vùng miền
D. Giúp người dân có được khoảng thời gian vui chơi, tụ họp đông đủ
Câu 9: Thông điệp ý nghĩa nhất mà em cảm nhận được từ văn bản trên là gì? Từ
đó, hãy liên hệ thực tế trong cuộc sống.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Câu Đáp án Điểm
Câu 1 B. Văn bản thông tin 0,5 điểm
Câu 2 C. Tình yêu quê hương đất nước 0,5 điểm
Câu 3 B. Nguồn gốc, lịch sử, cách thức tổ chức và ý nghĩa của lễ hội 0,5 điểm
Câu 4 A. Văn hóa tâm linh 0,5 điểm
Câu 5 C. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết 0,5 điểm


zalo Nhắn tin Zalo