Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (Đề 8)

529 265 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối học kì 1 môn Ngữ Văn 7 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(529 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỀ THI HỌC KÌ I
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 8
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: HỘI VẬT LÀNG SÌNH
Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu
Vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng
Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Đây là một hoạt
động văn hoá truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người bản địa. Các
đô vật sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn.
Những người già ở làng Sình kể lại, hội vật truyền thống của làng đã có lịch
sử hơn 200 năm, và phát triển liên tục cho đến nay. Hội vật này khác hẳn với hội
vật ở mọi làng quê khác, bởi người dân tổ chức hội vật như một hình thức giải trí
đơn thuần sau những ngày tết chứ không vì mục đích tuyển chọn võ sĩ cho triều
đình phong kiến lúc bấy giờ. “Lệ” làng cũng quy định, các đô vật dự đấu không
nhất thiết phải là người địa phương, và bất kì khán giả nào cũng có thể được lên
sới đấu vật. Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch, làng còn dành riêng một khoản
tiền để thưởng cho tất cả những đô tham gia hội vật. Có thể do điều kiện dự hội
khá đơn giản, nên ngày xưa, cứ đến trước ngày làng mở hội vật, trai tráng khắp nơi theo nhau về làng Sình.
Hội vật làng Sình về cơ bản cũng áp dụng theo nguyên tắc của luật thi đấu
vật dân tộc, các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3
đối thủ, để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình với đòn
đánh làm cho đối phương “lấm lưng, trắng bụng” (nghĩa là một phần hoặc cả hai


phần lưng của đối phương phải lấm đất, bụng ngửa lên trời). Nếu vượt qua vòng
đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các đô vật phải
vượt qua một đối thủ nữa mới lọt được vào vòng chung kết.
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không
được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn
công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt.... Một
nét độc đáo ở lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô vật
của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức. Nếu để thua một trận các đô vật
phải chờ đến năm sau mới “phục hận” được, vì thế các đô vật thường rèn luyện
suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân tham dự, tranh tài.
Hội vật Làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên,
mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khoẻ
đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự
tin, mưu trí đối với lớp trẻ.
(Nguồn: lehoi.cinet.vn)
Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự B. Văn bản nghị luận C. Văn bản thông tin D. Văn bản tường trình
Câu 2: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh
Câu 3: Mục đích của văn bản trên đề cập đế vấn đề gì?
A. Nêu điểm khác biệt giữa hội vật làng Sình với các hội vật khác


B. Giới thiệu hội vật làng Sình ở Huế
C. Giới thiệu hội vật ở các vùng miền trên đất nước
D. Nêu giá trị vật chất và tinh thần từ hội vật
Câu 4: Vì sao đoạn mở đầu được in đậm?
A. Vì nó là đoạn đầu tiên cho văn bản
B. Vì nó là nội dung chính của văn bản
C. Vì nó không nằm trong những thông tin cung cấp của văn bản
D. Vì nó giới thiệu đặc điểm của hội vật trong văn bản
Câu 5: Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin gì?
A. Địa điểm tổ chức, luật lệ và cách thức thực hiện
B. Lịch sử, địa điểm tổ chức, luật lệ và cách thức thực hiện
C. Địa điểm tổ chức, luật lệ, cách thức thực hiện và ý nghĩa
D. Lịch sử, luật lệ, cách thức thực hiện và ý nghĩa
Câu 6: Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Theo trình tự không gian
B. Theo trình tự thời gian
C. Theo trình tự ngược thời gian
D. Kết hợp nhiều trình tự
Câu 7: Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong câu văn sau “Ngoài giải Cạn dành cho
chức vô địch, làng còn dành riêng một khoản tiền để thưởng cho tất cả những đô
tham gia hội vật.”?
A. Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch B. Người giải Cạn
C. Một khoản tiền để thưởng cho tất cả
D. Những đô vật tham gia hội vật
Câu 8: Quy định khi tham gia đấu vật ở làng Sình có điểm gì nổi bật?


A. Các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, và bất kì khán giả
nào cũng có thể được lên sới đấu vật
B. Chỉ dành cho người trong làng tham gia, không mở rộng cho những đô vật trong những làng khác
C. Các đô vật tham gia hội vật cần chuẩn bị các kĩ năng, đòn đánh chí mạng, hiểm
hóc để dành chiến thắng cho làng của mình
D. Khi các đô vật làm cho đối phương “lấm lưng, trắng bụng” thì phần thắng
chung kết sẽ thuộc về đô vật đó
Câu 9: Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Hãy nêu một hội
thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hội vật làng Sình.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Viết đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Câu Đáp án Điểm
Câu 1 C. Văn bản thông tin 0,5 điểm Câu 2 D. Thuyết minh 0,5 điểm
Câu 3 B. Giới thiệu hội vật làng Sình ở Huế 0,5 điểm
Câu 4 B. Vì nó là nội dung chính của văn bản 0,5 điểm
Câu 5 C. Địa điểm tổ chức, luật lệ, cách thức thực hiện và ý nghĩa 0,5 điểm
Câu 6 B. Theo trình tự thời gian 0,5 điểm
Câu 7 A. Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch 0,5 điểm
A. Các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, Câu 8 0,5 điểm
và bất kì khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật
Câu 9 - HS nêu ra những hiểu biết mà em rút ra từ văn bản. 2 điểm


zalo Nhắn tin Zalo