Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (Đề 4)

878 439 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 10 đề cuối học kì 2 môn Ngữ Văn 7 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%

Đánh giá

4.6 / 5(878 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 4
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: HỘI GIÓNG SÓC SƠN
Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân
cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng
Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh
Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với
đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng
hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Hội Gióng đền Sóc Sơn là một lễ hội lớn hàng năm với sự tham gia của
nhiều làng lân cận trong vùng và được người dân chuẩn bị chu đáo từ rất sớm.
Ngay từ khoảng 2 - 3 tuần trước ngày khai hội, những thôn tham gia lễ hội đã bắt
đầu rục rịch các công việc chuẩn bị. Theo như nội dung được ghi trên mặt bia số 6
của bia 8 mặt thì sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân
bổ theo thứ tự: Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) - rước giò hoa tre; Thôn Dược Thượng
(xã Tiên Dược) - rước voi; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) - rước trầu cau; Thôn
Đức Hậu (xã Đức Hoà) - rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) - rước cỏ
voi; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) - rước tướng. Ngày nay trong lễ hội đền Sóc còn
có thêm biểu tượng rước ngựa Gióng của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) và rước cầu
húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).
Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật
trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5
đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị


chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một
cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi
động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày
thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng
hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ
chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và
chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường
kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre
được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc
được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng
tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có
các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho
rằng: “Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân
gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ”.
Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi
nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu
vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước,
đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Hội Gióng đền Sóc Sơn - tưởng nhớ vị Thánh đánh giặc
Ân”. www.dengiongsocson.com.vn.
2. Kho tàng lễ hội truyền thống Việt Nam, Tr.807.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh


Câu 2. Mục đích của văn bản trên là:
A. Giới thiệu truyền thuyết Thánh Gióng
B. Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng
C. Giới thiệu Hội Gióng Sóc Sơn
D. Giới thiệu về làng Gióng – Sóc Sơn
Câu 3. Hội Gióng được bắt đầu tổ chức vào ngày nào?
A. Mồng 6 tháng Giêng âm lịch
B. Mồng 6 tháng Giêng dương lịch
C. Mồng 6 âm lịch hàng tháng
D. Mồng 6 dương lịch hàng tháng
Câu 4. Hội Gióng diễn ra bao lâu? A. 1 tháng B. 1 tuần C. 5 ngày D. 3 ngày
Câu 5. Sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ như thế nào?
A. Theo thứ tự: rước giò hoa tre – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi – rước tướng
B. Theo thứ tự: rước giò hoa tre – rước tướng – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi
C. Theo thứ tự: rước tướng – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi – rước giò hoa tre
D. Theo thứ tự: rước tướng – rước giò hoa tre – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi
Câu 6. Tài liệu tham khảo cuối bài có tác dụng gì?


A. Cho văn bản được đầy đủ hơn, khẳng định các thông tin trong văn bản là chính xác
B. Khẳng định các thông tin được nghiên cứu là có cơ sở; giúp người đọc có thể tìm hiểu thêm
C. Giúp người đọc có thể tìm đọc, nghiên cứu thêm đến thông tin được đề cập tới
D. Vì bố cục của văn bản cần phải có mục tài liệu tham khảo
Câu 7. Người dân tổ chức Hội Gióng nhằm mục đích gì?
A. Tạo điều kiện cho mọi người được nghỉ ngơi, giải trí
B. Thể hiện lòng biết ơn với Thánh Gióng, khích lệ tinh thần của mọi người
C. Để cầu may, nhờ đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no và
bày tỏ lòng biết ơn với Thánh Gióng
D. Để nhắc mọi người nhớ lại quá khứ vàng son của dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước
Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về ngôn ngữ của văn bản?
A. Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
B. Dùng nhiều biện pháp tu từ
C. Sử dụng thuật ngữ thuộc lĩnh vực mà văn bản đề cập
D. Chủ yếu sử dụng dạng câu trần thuật
Câu 9. Em hiểu ý kiến “Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa
theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du
Bắc Bộ” như thế nào?
Câu 10. Qua văn bản, em có nhận xét gì về Hội Gióng Sóc Sơn?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Dựa vào hiểu biết xã hội của em, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của
em về ý kiến “Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)


zalo Nhắn tin Zalo