Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức (Đề 4)

877 439 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối học kì 2 môn Ngữ Văn 7 bộ Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ Văn lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(877 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỀ THI HỌC KÌ II
……………………..
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp 7 ĐỀ SỐ 4
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị
mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: Con người không biết mình sống
để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà
chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân.
Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm,
con người đánh mất chính mình. […]
Vì sao ta thiếu trách nhiệm?
Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu
nói dối, làm sai, gây hại… thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất
danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường
hoặc chịu một hình phạt nào đó.
Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con
người khiến họ tìm cách trốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người
khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc
cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể.
Tôi phạm luật vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt.
Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội
có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt
đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình…


Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt
đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy.
Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng
ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?
(Trích Sống trách nhiệm - Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản đồng thoại B. Văn bản nghị luận C. Văn bản thông tin
D. Truyện khoa học viễn tưởng
Câu 2. Theo tác giả, hậu quả của việc thiếu tính trách nhiệm là gì?
A. Con người đánh mất chính mình
B. Bị mọi người xung quanh xa lánh
C. Không thể đạt đến thành công
D. Hủy hoại sức khỏe của bản thân
Câu 3. Phép liên kết nào được sử dụng trong các câu văn sau “Con người sẽ vui
chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng
làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình”? A. Phép thế B. Phép lặp C. Phép nối
D. Sử dụng các từ trái nghĩa
Câu 4. Từ nào sau đây không phải từ Hán Việt? A. con người B. gia đình C. xã hội

D. tồn tại
Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong
câu văn sau: Nếu nói dối, làm sai, gây hại… thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn
sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức,
phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.
Câu 6. Em hiểu câu nói “Sống thiếu trách nhiệm, con người sẽ đánh mất mình” như thế nào?
Câu 7. Lời khuyên “Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình
– với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước
khi đùn đẩy” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với em?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn phân tích một nhân vật văn học trong cuốn sách mà em yêu thích. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
Câu 1 B. Văn bản nghị luận 0,5 điểm
Câu 2 A. Con người đánh mất chính mình 0,5 điểm Câu 3 B. Phép lặp 0,5 điểm Câu 4 A. con người 0,5 điểm
HS chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật:
- Biện pháp liệt kê: Nếu nói dối, làm sai, gây hại/ bạn sẽ bị tổn
thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, Câu 5 1,0 điểm
mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.
- Tác dụng: Tác giả đã nhấn mạnh hậu quả của những người
sống thiếu trách nhiệm. Làm tăng sức biểu đạt cho câu văn.
Câu 6 HS nêu ý hiểu của mình: 1,0 điểm


- Chúng ta luôn phải không ngừng cố gắng để đạt được những
điều mà ta muốn. Tích luỹ tất cả kinh nghiệm để giúp cho ta ở
hiện tại lẫn tương lai. Vì bản thân phát triển tốt chúng ta luôn
phải đối mặt với những gì chúng ta làm và gây ra kể cả sai lầm
nghiêm trọng. Chịu trách nhiệm trước mọi người về hành động
của mình là một hành động thông minh, bản lĩnh.
- Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để
làm gì, thiếu mục đích sống, con người sống buông thả, không giữ gìn bản thân.
HS nêu ý nghĩa của lời khuyên đối với bản thân mình:
Dám nhận trách nhiệm về mình, dám nhận sai và sửa sai. Trong
cuộc sống, hãy là một người có trách nhiệm với bản thân, hãy
nhận lỗi và sửa lỗi. Vì hành vi này của bạn sẽ giúp chính bạn trở
Câu 7 nên đúng đắn, cao thượng, có tín ngưỡng chân chính và có một 1,0 điểm
cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta, xin đừng trốn tránh lỗi lầm của bản
thân mà trở nên lầm lỡ, từ bỏ cuộc sống tốt đẹp. Hãy chân
thành, trách nhiệm trong mọi hành động của bạn. Bởi vì có như
vậy, bạn mới có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Phần II. Viết (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích
Mở bài giới thiệu được nhân vật. Thân bài triển khai được các đặc 0,25 điểm
điểm của nhân vật. Kết bài nêu tình cảm đối với nhân vật và bài
học rút ra từ nhân vật ấy.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một nhân vật mà 0,25 điểm em yêu thích


zalo Nhắn tin Zalo