Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
BÀI 6: KHÁI LƯỢC TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu HS học về:
- Những nét chính về tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
- Những đóng góp nổi bật của 3 triều đại tiêu biểu ở Trung Quốc thời kì này: nhà
Đường, nhà Minh và nhà Thanh. 2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và
GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
● Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm,
có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
● Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Giải mã được các tư liệu lịch sử (kênh
chữ và kênh hình) có trong bài học.
● Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Lập được sơ đồ tiến trình
phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời
Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh); Nêu được những nét chính về sự
thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường; Mô tả được sự phát triển
kinh tế dưới thời Minh - Thanh.
● Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức
đã học, liên hệ với thực tiễn lịch sử, phát triển kĩ năng sưu tầm tài liệu,
thông tin để giải quyết câu hỏi 3 trong nội dung Luyện tập - Vận dụng “mô
tả về nghề sản xuất gốm sứ nổi tiếng ở trấn Cảnh Đức”. 3. Phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất nhân ái, căm ghét cái xấu, lên án chiến tranh phi nghĩa.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến bài học Khái lược tiến trình lịch sử
Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. - Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Khái lược tiến trình
lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức hiểu biết thực tế về Trung
Quốc thời phong kiến và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Một vài điều HS biết liên quan đến những từ, cụm từ về Trung
Quốc thời phong kiến GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS một số từ, cụm từ về Trung Quốc thời phong kiến, HS thảo
luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy viết một điều em biết liên quan đến những
từ, cụm từ về Trung Quốc thời phong kiến dưới đây:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức thực tế và hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày hiểu biết của bản thân trước lớp: Trung Quốc thời phong kiến
+ Võ Tắc Thiên: là một phi tần ở hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở
thành Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị, về sau trở thành Hoàng đế
triều đại Võ Chu làm gián đoạn nhà Đường. Bà là mẹ của 2 vị hoàng đế kế tiếp,
Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán.
+ Tử Cấm Thành: Tử Cấm Thành từng là hoàng cung và nơi cư trú mùa đông của các
Hoàng đế Trung Hoa từ thời nhà Minh (bắt đầu từ Vĩnh Lạc Đế) tới cuối thời nhà
Thanh, từ năm 1420 đến năm 1924. Đây vừa là nhà của các Hoàng đế cùng gia đình,
vừa là trung tâm nghi lễ và chính trị của chính phủ Trung Quốc trong suốt 500 năm.
+ Giấy, thuốc súng, la bàn, kĩ thuật in: là 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc về khoa
học kĩ thuật, đã thúc đẩy sự phát triển chính trị, kinh tế và văn hóa ở Trung Quốc cổ
đại. Sau đó được truyền bá sang phương Tây thông qua nhiều con đường khác nhau,
ảnh hưởng lớn đến lịch sử văn minh thế giới, đóng góp không nhỏ cho nền văn minh toàn nhân loại.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ
VII đến giữa thế kỉ XIX là các triều đại phong kiến nối tiếp nhau, hết thịnh rồi suy,
Thống nhất rồi phân tán. Trong hơn 12 thế kỉ đó lịch sử Trung Quốc đã trải qua các
thời kì nào? Những biểu hiện nào cho thấy sự thịnh vượng của thời Đường? Kinh tế
thời Minh – Thanh phát triển như thể nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong
bài học ngày hôm nay – Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII
đến giữa thế kỉ XIX.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII
đến giữa thế kỉ XIX
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nắm được các triều đại cơ bản, thời gian tồn tại của từng triều đại.
- Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ
XIX (từ thời Đường đến thời Thanh).
Giáo án Bài 6 Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (phiên bản 2)
213
107 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ giáo án Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo đã cập nhật liên đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ giáo án Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(213 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)