BÀI 3: LẠM PHÁT
I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Trong nền kinh tế, khi mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế tăng một cách
liên tục trong một thời gian nhất định được gọi là A. lạm phát. B. tiền tệ. C. cung cầu. D. thị trường.
Câu 2: Trong nền kinh tế, dấu hiệu cơ bản để nhận biết nền kinh tế đó đang ở trong thời kỳ lạm phát đó là sự
A. tăng giá hàng hóa, dịch vụ.
B. giảm giá hành hóa, dịch vụ.
C. gia tăng nguồn cung hàng hóa.
D. suy giảm nguồn cung hàng hóa.
Câu 3: Khi mức độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ ở một con số điều đó phản ánh mức độ lạm
phát của nền kinh tế đó ở mức độ
A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã. C. siêu lạm phát. D. không đáng kể.
Câu 4: Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ vừa phải thì giá cả hàng hóa, dịch vụ thường tăng ở mức độ A. một con số.
B. hai con số trở lên. C. không đáng kể. D. không xác định
Câu 5: Trong nền kinh tế, khi mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm từ 0% đến dưới 10%
khi đó nền kinh tế có mức độ
A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã. C. siêu lạm phát.
D. lạm phát tuyệt đối.
Câu 6: Trong nền kinh tế, khi mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm, gây bất ổn
nghiêm trọng trong nền kinh tế khi đó lạm phát của nền kinh tế ở mức độ
A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã. C. siêu lạm phát.
D. lạm phát tượng trưng.
Câu 7: Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ phi mã nó thể hiện ở mức độ tăng của giá cả hàng hóa, dịch vụ từ
A. hai con số trở lên.
B. một con số trở lên. C. không đến có. D. mọi ngành hàng.
Câu 8: Trong nền kinh tế thị trường khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã sẽ gây ra hiện tượng
như thế nào đối với nền kinh tế đó?
A. bất ổn nghiêm trọng.
B. hiệu ứng tích cực.
C. sụp đổ hoàn toàn.
D. cung tăng liên tục.
Câu 9: Trong nền kinh tế thị trường khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã sẽ làm cho giá trị
đồng tiền của nước đó như thế nào?
A. Tăng giá trị phi mã.
B. Mất giá nhanh chóng.
C. Không thay đổi giá trị.
D. Ngày càng tăng giá trị.
Câu 10: Trong nền kinh tế thị trường khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã sẽ làm cho lãi suất
thực tế của đồng tiền nước đó có xu hướng A. giảm. B. tăng. C. không đổi. D. giữ nguyên.
Câu 11: Trong nền kinh tế thị trường, khi xuất hiện tình trạng lạm phát phi mã, để bảo toàn giá trị
tài sản của mình, người dân có xu hướng
A. tránh giữ tiền mặt.
B. giữ nhiều tiền mặt.
C. đổi nhiều tiền mặt.
D. cất giữ tiền mặt.
Câu 12: Trong nền kinh tế thị trường, khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã
thì nền kinh tế đó ở vào trạng thái
A. lạm phát vừa phải. B. lạm phát phi mã. C. siêu lạm phát.
D. lạm phát toàn diện
Câu 13: Khi nền kinh tế ở trạng thái siêu lạm phát thì nền kinh tế đó lâm vào
A. trạng thái khủng hoảng.
B. trạng thái sụp đổ.
C. trạng thái đứng im.
D. trạng thái phát triển.
Câu 14: Nếu như khi nền kinh tế ở trạng thái lạm phát phi mã sẽ làm cho đồng tiền mất giá nhanh
chóng thì ở trạng thái siêu lạm phát đồng tiền sẽ mất giá A. nghiêm trọng. B. vừa phải. C. hoàn toàn. D. tuyệt đối.
Câu 15: Trong nền kinh tế, nếu lạm phát càng tăng lên thì giá trị đồng tiền sẽ A. tăng theo. B. giảm xuống. C. không đổi. D. sinh lời.
Câu 16: Trong nền kinh tế, mỗi quan hệ giữa mức tăng của lạm phát với giá trị của đồng tiền là A. tỷ lệ thuận. B. tỷ lệ nghịch. C. cân bằng. D. độc lập.
Câu 17: Một trong nhưng nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế là do
A. chi phí sản xuất tăng cao.
B. chi phí sản xuất giảm sâu.
C. các yếu tố đầu vào giảm.
D. chi phí sản xuất không đổi.
Câu 18: Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế là trong quá
trình sản xuất có sự tăng giá của
A. các yếu tố đầu vào.
B. các yếu tố đầu ra.
C. cung tăng quá nhanh.
D. cầu giảm quá nhanh.
Câu 19: Khi các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng lên sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá
cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường tăng lên từ đó dẫn đến A. lạm phát. B. thất nghiệp. C. khủng hoảng. D. suy thoái.
Câu 20: Một trong những nguyên nhân dẫn tới lạm phát trong nền kinh tế là do A. cầu giảm mạnh. B. cầu tăng cao. C. cầu không tăng. D. cầu suy giảm.
Câu 21: Trong nền sản xuất xã hội, do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung
không thay đổi dẫn đến mức giá chung tăng lên, từ đó sẽ gây ra hiện tượng A. lạm phát. B. thất nghiệp. C. khủng hoảng. D. suy thoái.
Câu 22: Trong nền kinh tế, việc cơ quan quản lý phát hành thừa tiền trong lưu thông có thể là
nguyên nhân gây ra hiện tượng A. lạm phát. B. thất nghiệp. C. cạnh tranh. D. khủng hoảng.
Câu 23: Khi lượng tiền phát hành vượt quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền
sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hoá, làm cho giá cả hàng hoá leo thang sẽ gây ra hiện tượng A. lạm phát. B. nghèo đói. C. thất nghiệp. D. cạnh tranh.
Câu 24: Một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát là do A. cầu tăng cao. B. cung tăng cao.
C. cạnh tranh không lành mạnh.
D. hủy hoại tài nguyên môi trường.
Câu 25: Trong chính sách điều hành tiền tệ, việc phát hành thừa tiền trong lưu thông sẽ là nguyên nhân gây ra hiện tượng A. lạm phát. B. cung tăng. C. cầu giảm. D. tích trữ.
Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến lạm phát?
A. Giá cả hàng hóa tăng lên.
B. Chi phí sản xuất tăng lên.
C. Cầu có xu hướng tăng lên.
D. Thu nhập người dân tăng.
Câu 27: Nội dung nào dưới đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát?
A. Nhà nước mua ngoại tệ.
B. Các chi phí đầu vào giảm.
C. chi phí sản xuất giảm.
D. lượng cung tiền đưa ra ít.
Câu 28: Đối với nền kinh tế, khi lạm phát xảy ra sẽ khiến chi phí và các yếu tố đầu vào tăng cao từ
đó dẫn đến hậu quả các doanh nghiệp
A. mở rộng quy mô sản xuất.
B. thu hẹp quy mô sản xuất.
C. tăng cường tiềm lực tài chính.
D. đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Câu 29: Đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, khi lạm phát xảy ra sẽ khiến hoạt động sản
xuất kinh doanh gặp khó khăn vì
A. chi phí sản xuất tăng cao.
B. chi phí sản xuất giảm xuống.
C. không nhận được hỗ trợ vốn.
D. không được tái cấp vốn.
Câu 30: Đối với xã hội, khi lạm phát xảy ra sẽ khiến cho tình trạng nào dưới đây gia tăng? A. Thất nghiệp. B. Tiêu dùng. C. Sản xuất. D. Phân phối.
Câu 31: Một trong những hậu quả do lạm phát gây ra là làm cho nền kinh tế có nguy cơ A. suy thoái. B. tăng trưởng. C. phát triển. D. vững mạnh.
Câu 32: Khi lạm phát xảy ra làm cho giá cả hàng hóa không ngững tăng, dẫn đến tình trạng tiêu
cực nào dưới đây đối với nền kinh tế?
A. Đầu cơ tích trữ hàng hóa.
B. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
C. Nhiều công ty nhỏ thành lập mới.
D. Nhiều người có việc làm mới.
Câu 33: Đối với xã hội, khi lạm phát xảy ra sẽ khiến cho thu nhập thực tế của người lao động có xu hướng A. tăng. B. giảm. C. không đổi. D. cân bằng.
Câu 34: Đối với xã hội, khi lạm phát xảy ra sẽ khiến cho đời sống của nhân dân A. gặp khó khăn. B. gặp thuận lợi. C. được nâng cao.
D. được cải thiện.
Câu 35: Khi lạm phát xảy ra, trong xã hội hiện tượng nào dưới đây có xu hướng gia tăng?
A. Phân hóa giàu nghèo.
B. Tiêu dùng đa dạng.
C. Thu nhập thực tế.
D. Tiền lương thực tế.
Câu 36: Việc làm nào dưới đây của cơ quan quản lý nhà nước sẽ góp phần kiềm chế tiến tới đẩy lùi
nguy cơ lạm phát trong nền kinh tế? A. Tăng lãi suất. B. Giảm lãi suất. C. Tăng cung tiền. D. Đổi tiền mới.
Câu 37: Việc làm nào dưới đây của cơ quan quản lý nhà nước sẽ góp phần kiềm chế tiến tới đẩy lùi
nguy cơ lạm phát trong nền kinh tế? A. Giảm cung tiền.
B. Nâng mệnh giá tiền. C. Cấm xuất khẩu. D. Dừng sản xuất.
Câu 38: Thông qua việc tăng lãi xuất sẽ góp phần thúc đẩy người dân đẩy mạnh gửi tiết kiệm để từ
đó giảm cùng tiền trong lưu thông nhằm kiềm chế A. lạm phát. B. sản xuất. C. lưu thông. D. phân phối.
Câu 39: Một trong những biện pháp để góp phần kiểm soát và kiềm chế lạm phát là nhà nước
A. đẩy mạnh chi tiêu công.
B. cắt giảm chi tiêu công.
C. giảm mạnh lãi suất.
D. tăng mạnh cung tiền.
Câu 40: Khi lạm phát có nguy cơ diễn biến tiêu cực, để hạn chế những khó khăn đối với người lao
động, nhà nước cần tăng cường việc làm nào đối với những người gặp khó khăn?
A. Hỗ trợ thu nhập.
B. Đẩy mạnh thu thuế.
C. Hưởng bảo biểm xã hội một lần.
D. Đánh thuế thu nhập cá nhân.
Câu 41: Đối với các doanh nghiệp, khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát việc làm nào dưới đây sẽ
góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi vượt qua khủng hoảng?
A. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
B. Tăng thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Tạm đình chỉ hoạt động nhà máy.
D. Giảm hạn ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Câu 42: Đối với các doanh nghiệp, khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát việc làm nào dưới đây sẽ
góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi vượt qua khủng hoảng?
Trắc nghiệm Bài 3 Kinh tế pháp luật 11 Đúng-Sai, Trả lời ngắn: Lạm phát
9
5 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Đúng-Sai, Trả lời ngắn (form 2025) dùng chung cho cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KTPL 11.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(9 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)