Bộ 3 đề thi cuối kì 2 Lịch sử & Địa lý 7 Kết nối tri thức có đáp án

7.1 K 3.6 K lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Sử & Địa
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề thi cuối kì 2 Lịch sử & Địa lý 7 Kết nối tri thức có lời giải chi tiết, mới nhất nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử & Địa lý lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7107 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC …………..
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 7
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG ĐỀ SỐ 1
I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào? A. Chân Lạp. B. Phù Nam. C. Chăm-pa. D. Đại Việt.
Câu 2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê đã biên soạn bộ sách nào dưới đây? A. Đại Nam thực lục. B. Việt Nam sử lược.
C. Đại Việt sử kí toàn thư. D. Đại Việt sử kí.
Câu 3. Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt
Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011? A. Thành Bản Phủ. B. Thành Thăng Long. C. Thành Đa Bang. D. Thành nhà Hồ.
Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:
“Vua nào chủ hội Tao Đàn,
Nhị thập bát tú những trang văn tài?” A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thánh Tông. C. Lê Thái Tông. D. Lê Anh Tông.
Câu 5. Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, cư dân Chăm-pa đã đạt được thành tựu nổi bật nào trên lĩnh vực kinh tế?
A. Đưa thương cảng Óc Eo thành một trong những trung tâm buôn bán quốc tế.
B. Mở rộng cảng Đại Chiêm (Quảng Nam), xây dựng cảng Tân Châu (Bình Định).
C. Xây dựng thành công con đường buôn bán tơ lụa qua vùng biển Đông Nam Á.
D. Trở thành nước có nền thương mại đường biển phát triển nhất Đông Nam Á.
Câu 6. Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?
A. Tránh việc gây chia rẽ nội bộ.
B. Tập trung quyền hành vào tay vua.
C. Tuân theo di huấn của tổ tông.
D. Phân tán bớt quyền lực cai trị.
Câu 7. Trong các thế kỉ X - XVI, tôn giáo có địa vị quan trọng nhất ở Chăm-pa là A. Hin-đu giáo. B. Phật giáo. C. Hồi giáo. D. Công giáo.
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do
A. nhà Minh nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược là phi nghĩa.
B. nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước.
C. có sự lãnh đạo của nhiều tướng tài, như: Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo…


D. quân Minh cắt một phần lãnh thổ để giảng hòa với quân Lam Sơn.
Câu 9. Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt
bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần... Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc
đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tôi phải tru di
” đã cho thấy điều gì?
A. Nhà Lê quyết tâm kháng chiến chống quân Minh, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
B. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia của nhà Lê sơ.
C. Đại Việt thời Lê sơ đã trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
D. Sự phát triển cường thịnh của nền kinh tế Đại Việt dưới thời Lê sơ.
Câu 10. Điểm khác nhau căn bản giữa khởi nghĩa Lam Sơn (1417 - 1427) so với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần là gì?
A. Chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.
B. Nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Chăm-pa.
C. Quân xâm lược rất hùng mạnh, số lượng đông đảo.
D. Diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị ngoại xâm đô hộ.
Câu 11. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Tác động từ cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
B. Quân Minh dùng vũ lực để uy hiếp, đe dọa, ép Lê Lợi ra làm quan
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Đại Việt với chính quyền đô hộ nhà Minh.
D. Nhân dân bất bình với chính sách cai trị của Vương triều Hồ.
Câu 12. Để tăng cường sức mạnh quân sự, nhà Hồ đã
A. cải cách chế độ học tập, thi cử.
B. lập lại kỉ cương, cải tổ quy chế quan lại.
C. thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô.
D. tăng cường lực lượng chính quy, xây dựng thành luỹ.
Câu 13. Năm 1418, Lê Lợi đã tập hợp hào kiệt bốn phương, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh tại căn cứ nào?
A. Xương Giang (Bắc Giang). B. Lam Sơn (Thanh Hoá). C. Chúc Động (Hà Nội). D. Chi Lăng (Lạng Sơn).
Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly thất bại?
A. Tài chính đất nước trống rỗng.
B. Không được sự ủng hộ của nhân dân.
C. Sự uy hiếp của nhà Minh.
D. Sự chống đối của quý tộc Trần.
Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự xác lập của nhà Hồ?
A. Vua Trần nhường ngôi cho Hồ Quý Ly.
B. Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi.
C. Quý tộc Trần suy tôn Hồ Quý Ly lên ngôi. D. Nhà Minh yêu cầu vua Trần thoái vị.
Câu 16. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục lại quốc hiệu A. Đại Cồ Việt. B. Đại Ngu. C. Vạn Xuân. D. Đại Việt.
Câu 17. Tháng 11/1426, nghĩa quân Lam Sơn đã mai phục và giành thắng lợi trước quân Minh ở đâu? A. Ngọc Hồi - Đống Đa.
B. Tốt Động - Chúc Động.

C. Chi Lăng - Xương Giang. D. Rạch Gầm - Xoài Mút.
Câu 18. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ không đem lại tác động tích cực nào dưới đây?
A. Góp phần phát triển văn hoá dân tộc.
B. Củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
C. Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước.
D. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh.
Câu 19. Nhà nước phong kiến Đại Việt thời Lê sơ cho dựng các bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu không
nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo, sinh động.
B. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.
C. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.
D. Vinh danh những người đỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.
Câu 20. Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Campuchia đã
A. gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được.
B. đồng hoá người Phù Nam thành người Chân Lạp.
C. tổ chức chính quyền đô hộ một cách chặt chẽ.
D. vơ vét bóc lột nhân dân và thu được nhiều của cải.
II. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ (5,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 21. Độ cao trung bình của dãy núi An-đét là bao nhiêu? A. 4000 - 5000m. B. 3000 - 4000m C. 3000 - 5000m. D. 1500 - 2000m.
Câu 22. Năm 2020, ở Trung và Nam Mỹ, tỉ lệ dân đô thị chiếm bao nhiêu % tổng số dân? A. 82,6%. B. 80%. C. 74%. D. 68%.
Câu 23. Châu Đại Dương nằm ở bán cầu nào? A. Bán cầu Bắc. B. Bán cầu Tây. C. Bán cầu Đông. D. Bán cầu Nam.
Câu 24. Nhiệt độ thấp nhất đo được ở châu Nam Cực là bao nhiêu? A. -60 . ℃ B. -5 . ℃ C. -10 . ℃ D. - 94,5 . ℃
Câu 25. Độ cao 6500m của dãy núi An-đét cảnh quan là gì? A. Băng tuyết. B. Đồng cỏ. C. Rừng lá kim. D. Rừng lá rộng.
Câu 26. Châu Mỹ được tìm thấy vào thời gian nào? A. 1942. B. 1945. C. 1492. D. 1454.
Câu 27. Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong kiểu khí hậu nào?
A. Xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm. B. Cực và cận cực.
C. Nhiệt đới và cận nhiệt đới.
D. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
Câu 28. Năm 2019, diện tích rừng A-ma-dôn là bao nhiêu? A. 4,0 km2. B. 3,6 km2. C. 3,43 km2. D. 3,39 km2.
Câu 29. Cảnh quan nào tiêu biểu của sơn nguyên Braxin? A. Rừng rậm rạp. B. Rừng thưa và xa van.

C. Xa-van, cây bụi.
D. Rừng mưa nhiệt đới ẩm.
Câu 30. Hồ nước ngọt nào ở Bắc Mỹ có diện tích nước ngọt lớn nhất thế giới? A. Hồ Thượng. B. Hồ Gấu Lớn. C. Hồ Nô Lệ Lớn. D. Hồ Mi-si-gân.
Câu 31. Theo sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc-nam ở Trung và Nam Mỹ khí hậu ở đới nhiệt đới có
đặc điểm như thế nào? A. Nóng ẩm quanh năm.
B. Phân hóa thành hai mùa mưa, khô rõ rệt.
C. Mùa hạ nóng, mùa đông ẩm.
D. Nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây.
Câu 32. Ngôn ngữ nào được sử dụng chính ở khu vực Trung và Nam Mỹ? A. Tiếng Ả-rập.
B. Tiếng Anh và tiếng Pháp.
C. Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha. D. Tiếng Trung và tiếng Nga.
Câu 33. Động vật nào sau đây tiêu biểu ở châu Đại Dương? A. Gấu trắng. B. Lạc đà. C. Chim cánh cụt. D. Gấu túi.
Câu 34. Phía Đông phần đất liền châu Đại Dương có đặc điểm địa hình như thế nào?
A. Độ cao trung bình dưới 500m, nhiều cồn cát, hoang mạc và cao nguyên.
B. Độ cao trung bình dưới 200, bề mặt nhiều bãi đá, đồng bằng cát, đụn cát.
C. Hầu hết là các đảo núi cao xen lẫn cấc đảo nhỏ và thấp.
D. Độ cao trung bình 800-1000m, sườn đông dốc, sườn tây thoải.
Câu 35. Văn hóa nào sau đây không phải của Trung và Nam Mỹ? A. Văn hóa May-a. B. Văn hóa Hu-li. C. Văn hóa In-ca. D. Văn hóa An-dơ-tếch.
Câu 36. Rừng A-ma-dôn tập trung ở những quốc gia nào ở Nam Mỹ? A. Bra-xin và Chi-lê. B. U-ru-goay và Ac-hen-ti-na. C. Cô-lôm-bi-a và Bra-xin. D. Pê-ru và Bô-li-vi-a.
Câu 37. Nguyên nhân nào dẫn đến diện tích rừng ở A-ma-zôn (Nam Mỹ) bị suy giảm? A. Biến đổi khí hậu.
B. Nạn buôn gỗ trái phép.
C. Khai thác xây dựng nhà ở.
D. Khai thác gỗ, làm đường và cháy rừng.
Câu 38. Dựa vào hình 1, sgk trang 53, quốc gia nào có tỉ lệ dân đô thị trên 90%?


zalo Nhắn tin Zalo