Bộ 3 đề thi giữa kì 1 Lịch sử & Địa lý 7 Kết nối tri thức có đáp án

5.4 K 2.7 K lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Sử & Địa
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề thi Lịch sử & Địa lý 7 Kết nối tri thức có lời giải chi tiết, mới nhất nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử & Địa lý lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(5395 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 - MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG ĐỀ SỐ 1
Mức độ nhận thức TT
Nội dung/đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phân môn lịch sử
Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong 1 2 2 kiến ở Tây Âu
Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ 1/2 1/2 2 0 0
sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu câu câu 3
Bài 3. Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo 1 1 4
Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX 2 2 5
Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX 1 1 Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Phân môn Địa lí 1
Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu 3 3 2 Dân cư và xã hội 2 1/2 1/2 3
Khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường châu Âu 3 4 Liên minh châu Âu 1 Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Tỉ lệ chung 30% 30% 20% 20% ĐỀ BÀI
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của A. thực dân Pháp.
B. thực dân Hà Lan. C. thực dân Anh.
D. thực dân Tây Ban Nha.
Câu 2. Triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là A. nhà Đường. B. nhà Hán. C. nhà Nguyên. D. nhà Thanh.
Câu 3. Biểu hiện khẳng định những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc
thời Minh - Thanh là: xuất hiện
A. nhiều nhà máy sản xuất lớn, áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
B. những người thợ làm thuê lấy tiền công trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy,…
C. nhiều xưởng thủ công lớn có trình độ chuyên môn hóa cao, thuê nhiều nhân công.
D. các ngân hàng thương mại lớn, nhiều thương cảng sầm uất.
Câu 4. Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là
A. trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp. B. phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.
C. các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu. D. cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí.
Câu 5. Tôn giáo nào được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã từ thế kỉ IV? A. Nho giáo.
B. Thiên chúa giáo. C. Hồi giáo D. Phật giáo.
Câu 6. Công trình kiến trúc nào là biểu tượng của Trung Quốc nhưng lại gắn liền với tên tuổi của một
người Việt (Nguyễn An)? A. Di hòa viên. B. Tử Cấm Thành.
C. Vạn lí trường thành. D. Viên Minh viên.
Câu 7. Nhà thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng: Trái Đất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời là
A. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a).
B. N. Cô-péc-ních (Ba Lan).
C. Pơ-tô-lô-mê (Hy Lạp).
D. G. Bru-nô (I-ta-li-a).
Câu 8. Chế độ lấy ruộng công và ruộng hoang chia cho nông dân dưới thời nhà Đường được gọi là
A. công điền. B. doanh điền. C. tỉch điền. D. quân điền.
Câu 9. Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là
A. tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
B. tự cung tự cấp, thủ công nghiệp là chủ yếu.
C. kinh tế hàng hoá, trao đổi mua bán tự do.
D. khép kín, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Câu 10. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là
A. địa chủ và lãnh chúa phong kiến.
B. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. chủ nô và nô lệ.
D. quý tộc và nông dân.
Câu 11. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung đại ở Tây Âu?
A. Nhà vua ra lệnh lập các thành thị.
B. Sản xuất phát triển.
C. Sản xuất bị đình đốn.
D. Nông nô lập ra các thành thị.
Câu 12. Vương triều Gúp-ta được coi là thời kì hoàng kim của lịch sử phong kiến Ấn Độ, vì
A. nhân dân Ấn Độ có nhiều phát minh lớn về khoa học - kĩ thuật.
B. lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng nhất.
C. Ấn Độ tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài.
D. đời sống của người dân được ổn định, sung túc hơn tất cả các thời trước đó.
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
a. Đọc đoạn tư liệu sau và khai thác thông tin trong SGK, em hãy cho biết vì sao các cuộc phát kiến địa
lí có ý nghĩa thúc đẩy nhanh quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản?
Tư liệu: Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng và mỏ bạc ở châu Mỹ, việc tuyệt diệt những người bản
xứ, bắt họ làm nô lệ và chôn vùi họ trong các hầm mỏ; việc bắt đầu đi chinh phục và cướp bóc miền
Đông Ấn; việc biến châu Phi thành khu cấm để săn bắt, buôn bán người da đen - đó là buổi bình minh

của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa
(C. Mác, Tư bản, Quyển thứ nhất, Tập III, NXB Sự thật, 1975, tr. 330)
b. Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Em
hãy cho biết, Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Sông nào có chiều dài và nhiều nước nhất ở châu Âu? A. Sông Nin. B. Sông Trường Giang. C. Sông Vôn-ga. D. Sông A-ma-zon.
Câu 2. Phía Tây của châu Âu tiếp giáp với đại dương nào?
A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương.
C. Bắc Băng Dương. D. Đại Tây Dương.
Câu 3. Thực vật nào phát triển chủ yếu ở đới lạnh châu Âu? A. Rừng lá rộng. B. Thảo nguyên. C. Rêu, địa y. D. Rừng lá kim.
Câu 4. Phía tây đới ôn hòa ở châu Âu khí hậu có đặc trưng như thế nào?
A. Mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều. B. Khí hậu lạnh, tuyết bao phủ quanh năm.
C. Khí hậu lạnh, ẩm ướt.
D. Mưa ít, tính chất lục địa sâu sắc.
Câu 5. Thảm thực vật nào chiếm diện tích điển hình ở châu Âu?
A. Rừng lá kim, rừng hỗn giao.
B. Rừng lá rộng, rừng lá kim.
C. Rừng hỗn giao, đồng cỏ.
D. Đồng cỏ, rừng lá rộng.
Câu 6. Khu vực đồng bằng chiếm bao nhiêu % diện tích châu Âu? A. 1/3. B. 1/4. C. 1/4. D. 2/3.
Câu 7. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, biện pháp nào sau đây không được sử dụng ở châu Âu?
A. Thu hút người lao động từ bên ngoài.
B. Khuyến khích sinh đẻ.
C. Kéo dài độ tuổi lao động.
D. Thực hiện chính sách một con.
Câu 8. Năm 2019, có bao nhiêu triệu người di cư quốc tế đến châu Âu? A. 82 triệu người. B. 83 triệu người. C. 84 triệu người. D. 85 triệu người.
Câu 9. Các nước châu Âu đã có những biện pháp gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?
A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
B. Phát triển nông nghiệp xanh.
C. Mua nguồn điện năng từ các nước trên thế giới.
D. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa.
Câu 10. Trong những năm gần đây, những trận cháy rừng thường xảy ra ở đâu châu Âu? A. Nam Âu B. Tây Âu C. Đông Âu D. Bắc Âu
Câu 11. Mục tiêu chung của các nước châu Âu là giảm bao nhiêu % lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030? A. 45% B. 50% C. 55% D. 60%
Câu 12. GDP/người của EU năm 2020 đứng thứ 2 trên thế giới sau quốc gia nào sau đây? A. Trung Quốc B. Nhật Bản C. Hoa Kỳ D. Liên Bang Nga
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Nêu đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu. Cơ cấu dân số già ảnh hưởng như thế nào đến
sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-C 2-D 3-C 4-B 5-B 6-B 7-B 8-D 9-A 10-B 11-B 12-D
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
Yêu cầu a) Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm
- Đoạn tư liệu trên là khái quát của C. Mác về những hình thức tích luỹ ban đầu để tạo ra vốn và nhân
công nhiều nhất, nhanh nhất sau các cuộc phát kiến địa lí, từ đó dẫn đến sự xác lập của chủ nghĩa tư bản:
+ Giai cấp tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn
và cả các công ti thương mại.
+ Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ chủ - thợ.
Yêu cầu b) Trả lời đúng được 0,5 điểm
- Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.


zalo Nhắn tin Zalo