Bộ trắc nghiệm Lịch sử 7 Kết nối tri thức có đáp án

8.4 K 4.2 K lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Trắc nghiệm
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 18 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Tài liệu được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu 500 Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 mới nhất năm 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(8442 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Bài 1 – Quá trình hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
Câu 1. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là A. quý tộc và nông dân.
B. lãnh chúa phong kiến và nông nô. C. chủ nô và nô lệ.
D. địa chủ và lãnh chúa phong kiến.
Câu 2. Đế quốc La Mã cổ đại sụp đổ vào khoảng thời gian nào? A. Giữa thế kỉ I. B. Đầu thế kỉ III. C. Nửa cuối thế kỉ V. D. Đầu thế kỉ VI.
Câu 3. Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn của A. nông dân. B. nô lệ. C. lãnh chúa. D. thương nhân.
Câu 4. Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là
A. tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
B. khép kín, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
C. kinh tế hàng hoá, trao đổi mua bán tự do.
D. tự cung tự cấp, thủ công nghiệp là chủ yếu.
Câu 5. Tôn giáo nào được coi là quốc giáo của đế quốc La Mã từ thế kỉ IV? A. Phật giáo. B. Thiên chúa giáo. C. Hồi giáo D. Nho giáo.
Câu 6. Cư dân sống trong các thành thị trung đại ở Tây Âu chủ yếu thuộc tầng lớp

A. nông nô và nô lệ. B. nông nô và lãnh chúa.
C. thợ thủ công và nông nô.
D. thợ thủ công và thương nhân.
Câu 7. Ở vương quốc Phơ-răng, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ tầng lớp nào trong xã hội?
A. Nông dân tự do bị mất ruộng đất và nô lệ được giải phóng.
B. Nô lệ được giải phóng và quý tộc thị tộc người Giéc-man.
C. Nông dân tự do và quý tộc Ma Mã quy thuận chính quyền mới.
D. Quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới.
Câu 8. Trong xã hội phong kiến ở châu Âu, nông nô xuất thân từ tầng lớp nào? A. Thương nhân. B. Thợ thủ công.
C. Nô lệ được giải phóng. D. Tướng lĩnh quân sự.
Câu 9. Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung đại?
A. Nhà vua ra lệnh lập các thành thị.
B. Nông nô lập ra các thành thị.
C. Sản xuất bị đình đốn.
D. Sản xuất phát triển.
Câu 10. Lực lượng sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến ở châu Âu thời trung đại là A. lãnh chúa. B. nông nô. C. thương nhân. D. thợ thủ công.


Câu 11. Đâu không phải là biểu hiện chứng minh cho nhận xét của C.Mác: “Thành
thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại”
A. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa.
B. Tạo cơ sở xây dựng nền văn hoá mới tự do hơn.
C. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá.
D. Làm cho lãnh chúa có thế lực lớn hơn trước.
Câu 12. Ở châu Âu thời trung đại, quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và
sâu sắc nhất ở vương quốc nào? A. Vương quốc Phơ-răng. B. Vương quốc Tây Gốt.
C. Vương quốc Đông Gốt.
D. Vương quốc Ăng-lô Xắc-xông.
Câu 13. Một trong những tác động của thành thị trung đại tới nền giáo dục của Tây Âu ngày nay là
A. đưa đến sự xuất hiện tầng lớp thị dân.
B. tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá phát triển.
C. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
D. nhiều trường đại học còn hoạt động đến ngày nay.
Câu 14. Thiên Chúa giáo còn được gọi là A. Ki-tô giáo. B. Bà-la-môn giáo. C. đạo Do Thái. D. Jai-na giáo.
Câu 15. Chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu được biểu hiện như thế nào?
A. Không tồn tại ngôi vua, người dân bầu đại biểu vào các cơ quan của nhà nước.
B. Tất cả mọi thần dân trong nước phải tuyệt đối tuần theo mệnh lệnh của vua.
C. Nhà vua nắm mọi quyền hành, quyền lực của vua là tối cao và tuyệt đối.


D. Mỗi lãnh chúa như một “ông vua” cai quản lãnh địa của mình.
LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1.
Đáp án đúng là: B
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến ở Tây Âu là lãnh chúa phong kiến và
nông nô (SGK Lịch sử 7 – trang 9). Câu 2.
Đáp án đúng là: C
Năm 476, thuộc thế kỉ V, đế quốc La Mã bị diệt vong (SGK 7 – trang 9). Câu 3.
Đáp án đúng là: C
Lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần
(SGK Lịch sử 7 – trang 11). Câu 4.
Đáp án đúng là: A
Đặc trưng kinh tế của lãnh địa phong kiến là tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai
trò chủ đạo (SGK Lịch sử 7 – trang 11). Câu 5.
Đáp án đúng là: B
Đến thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã
(SGK Lịch sử 7 – trang 11). Câu 6.
Đáp án đúng là: D


zalo Nhắn tin Zalo