Bộ 3 đề thi cuối kì 2 Lịch sử & Địa lý 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

2.1 K 1.1 K lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Sử & Địa
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề thi cuối kì 2 Lịch sử & Địa lý 7 Chân trời sáng tạo có lời giải chi tiết, mới nhất nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử & Địa lý lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(2125 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC …………..
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 7 - BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO ĐỀ SỐ 1
I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của nghĩa quân Lam Sơn khi chủ động
giảng hòa với quân Minh vào năm 1423?
A. Tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.
B. Củng cố lực lượng, sức mạnh nghĩa quân.
C. Lợi dụng quân Minh chủ quan để tấn công. D. Tranh thủ thời gian, tìm phương hướng mới.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
A. Buộc nhà Minh phải lệ thuộc và thực hiện triều cống với Đại Việt.
B. Lật đổ ách thống trị của nhà Minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập.
C. Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
D. Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt - thời Tiền Lê.
Câu 3. Bộ Quốc triều hình luật được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông còn có tên gọi khác là A. Hình luật. B. Hình thư. C. Luật Hồng Đức. D. Luật Gia Long.
Câu 4. Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào?
A. Tấn công trực tiếp vào căn cứ của quân Minh.
B. Cố thủ và chờ viện binh để tấn công quân Minh.
C. Xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự kiên cố.
D. Bố trí mai phục, phục kích khi địch rơi vào trận địa.
Câu 5. Nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh vì
A. lực lượng quân đội không mạnh.
B. không có người lãnh đạo giỏi.
C. vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu.
D. không được nhân dân ủng hộ.
Câu 6. Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn có ý nghĩa quyết định, buộc quân Minh phải chấm dứt chiến tranh? A. Rạch Gầm - Xoài Mút. B. Ngọc Hồi - Đống Đa.
C. Tốt Động - Chúc Động. D. Chi Lăng - Xương Giang.
Câu 7. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 - 1423), nghĩa quân Lam Sơn đã
A. giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
B. liên tục mở rộng phạm vi chiếm đóng.
C. mở nhiều đợt tấn công vào căn cứ địch.
D. phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.
Câu 8. Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên danh nghĩa, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào? A. Đại Việt. B. Phù Nam. C. Chăm-pa. D. Chân Lạp.


Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thái độ của người Việt đối với tín ngưỡng của người
Chăm khi đến cư trú tại những vùng đất mới ở phía nam?
A. Tôn trọng nhưng không tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.
B. Tôn trọng và tiếp thu những tín ngưỡng của người Chăm.
C. Bài trừ tuyệt đối các tín ngưỡng, phong tục của người Chăm.
D. Không có sự giao lưu văn hóa với cộng đồng người Chăm.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện sự suy yếu của triều Trần (Cuối thế kỉ XIV)?
A. Quý tộc ăn chơi, hưởng lạc.
B. Khởi nghĩa nông dân, nô tì bùng nổ.
C. Quân Chăm-pa tấn công Thăng Long.
D. Nhà Trần chủ trương đắp đê phòng lụt.
Câu 11. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?
“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn,
Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm,
Kiên cường chống giặc mười năm,
Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?” A. Ngô Quyền. B. Lê Hoàn. C. Phùng Hưng. D. Lê Lợi.
Câu 12. Dưới thời Lê sơ, tầng lớp nô tì giảm dần, vì
A. nhà nước hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì.
B. nhà nước quy định rõ số lượng nô tì của quý tộc.
C. vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách hạn nô.
D. nhà nước nghiêm cấm gia đình quan lại sử dụng nô tì.
Câu 13. Trong việc tổ chức lực lượng quân đội, nhà Lý - Trần - Lê sơ đều
A. chỉ tập trung phát triển lực lượng bộ binh. B. thực hiện chính sách “khoan thư sức dân”.
C. thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
D. chỉ tập trung phát triển lực lượng thủy quân.
Câu 14. Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục, Hồ Quý Ly không thực hiện chính sách cải cách nào dưới đây?
A. Đề cao Nho giáo thực dụng.
B. Dịch sách chữ Nôm sang chữ Hán.
C. Chấn chỉnh Phật giáo.
D. Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.
Câu 15. Năm 1069, ba châu nào của Chăm-pa được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt?
A. Bố Chính, Địa Lý, Thuận Hóa.
B. Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.
C. Nghệ An, Thuận Hóa, Bố Chính.
D. châu Thuận, châu Hóa, Ma Linh.
Câu 16. Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
A. 13 tỉnh và phủ Trung Đô.
B. 13 Đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
C. 12 Đạo thừa tuyên và phủ Thừa Thiên.
D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 17. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy nhà Lê sơ rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục - khoa cử?
A. Lập Sùng Chính Viện để dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.


B. Nhà nước lần đầu tiên tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.
C. Dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long để thờ Khổng Tử.
D. Khắc tên những người đỗ đạt cao lên văn bia ở Văn Miếu.
Câu 18. Mục đích của Hồ Quý Ly khi thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô là gì?
A. Chia ruộng đất cho nông dân.
B. Hạn chế quyền lực của quý tộc Trần.
C. Phát triển sản xuất nông nghiệp.
D. Hạn chế quyền lực của quý tộc Hồ.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình khu vực Nam Bộ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?
A. Đặt dưới sự quản lí của Vương quốc Phù Nam.
B. Phát triển rất mạnh mẽ, dân cư tập trung đông đúc.
C. Dân cư thưa vắng, gần như không có dấu chân người.
D. Là trung tâm giao thương của khu vực Đông Nam Á.
Câu 20. Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ là A. Đại Cồ Việt. B. Đại Việt. C. Đại Nam. D. Đại Ngu.
II. PHÂN MÔN ĐỊA LÝ (5,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 21. Năm 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung và Nam Mỹ là: A. 0,95%. B. 1,09% C. 0,9%. D. 2,54%.
Câu 22. Ở Trung và Nam Mỹ dân cư phân bố thưa thớt nhất ở đâu? A. Dãy núi An-đét. B. Sơn nguyên Guy-a.
C. Sâu trong nội địa rừng A-ma-dôn. D. Sơn nguyên Bra-xin.
Câu 23. Năm 2020, quy mô dân số Trung và Nam Mỹ là bao nhiêu? A. 747 triệu người.
B. 4641,1 triệu người. C. 1340 triệu người. D. 654 triệu người.
Câu 24. Ngôn ngữ nào được sử dụng chủ yếu ở Bra-xin? A. Tiếng Tây Ban Nha. B. Tiếng Bồ Đào Nha. C. Tiếng Anh. D. Tiếng Trung Quốc.
Câu 25. Rừng A-ma-dôn chiếm diện tích nhiều nhất ở quốc gia nào? A. Bra-xin. B. Pê-ru. C. Cô-lôm-bi-a. D. Guy-a-na.
Câu 26. Quốc gia nào sau đây đã kí Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn? A. Mê-hi-cô. B. U-ru-goay. C. Ac-hen-ti-na. D. Cô-lôm-bi-a.
Câu 27. Phía tây của châu Đại Dương tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương.
Câu 28. Khu vực trung tâm của lục địa Ô-xtrây-li-a có đặc điểm gì?
A. Địa hình tương đối bằng phẳng.
B. Độ cao dưới 500m chủ yếu là cao nguyên, hoang mạc.
C. Là vùng đất thấp với các bồn địa.
D. Độ cao đồ sộ trung bình 600-900m.


Câu 29. Khoáng sản châu Đại Dương phân bố chủ yếu ở quốc giá nào? A. Ô-xtrây-li-a. B. Mê-la-nê-đi. C. Mi-crô-nê-đi. D. Pô-li-nê-đi.
Câu 30. Năm 2020, quy mô dân số ở Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu?
A. A. 747 triệu người. B. 4641,1 triệu người. C. 1340 triệu người. D. 25,7 triệu người.
Câu 31. Số dân Ô-xtrây-li-a tăng chủ yếu là do đâu? A. Nhập cư. B. Tỉ lệ sinh cao. C. Y tế phát triển.
D. Du học sinh nước ngoài.
Câu 32. Nguồn nhập cư đến Ô-xtrây-li-a chủ yếu là của châu lục nào? A. Châu Á. B. Châu Mỹ. C. Châu Âu. D. Châu Phi.
Câu 33. Khu vực thưa dân nhất ở Ô-xtrây-li-a là ở đâu?
A. Vùng lãnh thổ phía bắc. B. Trung tâm. C. Tây Ô-xtrây-li-a. D. Nam Ô-xtrây-li-a.
Câu 34. Các đô thị phân bố chủ yếu ở đâu? A. Tây Ô-xtrây-li-a.
B. Vùng lãnh thổ phía bắc. C. Quyn-xlen.
D. Vùng biển phía đông nam.
Câu 35. Người dân quốc gia nào phát hiện đầu tiên ra Ô-xtrây-li-a? A. Người Anh. B. Người Tây Ban Nha. C. Người Hà Lan. D. Người Bồ Đào Nha.
Câu 36. Làn sóng di dân đến Ô-xtrây-li-a chủ yếu khai thác loại khoáng sản nào? A. sắt. B. kim cương. C. than. D. vàng.
Câu 37. Nguyên nhân dẫn đến quá trình đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mỹ là gì?
A. Quá trình cải cách ruộng đất không triệt để.
B. Dân cư phân bố tập trung ở những nơi có nền kinh tế phát triển.
C. Công nghiệp phát triển mạnh từ rất sớm.
D. Dân số chủ yếu là người nhập cư.
Câu 38. Nguyên nhân là suy giảm tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a là? A. Khí hậu khô nóng. B. Chặt rừng. C. Khai thác khoáng sản.
D. Buôn bán động vật hoang dã.
Câu 39. Tài nguyên đất ở Ô-xtrây-li-a suy giảm do đâu? A. Khí hậu khô hạn.
B. Rác thải ra môi trường ngày càng tăng.
C. Sử dụng phân bón vô cơ thay thế.
D. Nguồn tài nguyên nước khan hiếm.
Câu 40. Dựa vào điều kiện nguồn nước hạn chế và diện tích đất bị khô hạn, ngành chăn nuôi nào được
chú trọng phát triển ở Ô-xtrây-li-a? A. Chăn nuôi lạc đà. B. Chăn nuôi bò. C. Chăn nuôi lợn. D. Chăn nuôi cừu.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (0,5 ĐIỂM)


zalo Nhắn tin Zalo