MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 - BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU - ĐỀ SỐ 1
Mức độ nhận thức Vận dụng TT
Nội dung/đơn vị kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phân môn lịch sử
Quá trình hình thành và phát triển chế 1 0 0 1/2 1/2
độ phong kiến ở Tây Âu
Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV 2 1 1 đến thế kỉ XVI 3
Phong trào văn hóa phục hưng 1 1 4
Phong trào Cải cách tôn giáo 1 0
Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản 5 1 0
chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại 6
Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc 0 2
Văn hóa Trung Quốc (từ thế kỉ VII đến 7 1 1 giữa thế kỉ XIX)
Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong 8 0 1 kiến 9
Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến 1 0 Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 15% 5% Phân môn Địa lí 1
Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu 3 3 2 Dân cư và xã hội 2 1/2 1/2
Khai thác, sử dụng và bảo vệ môi 3 3 trường châu Âu 4 Liên minh châu Âu 1 Tổng số câu hỏi 6 0 6 0 0 1/2 0 1/2 Tỉ lệ 15% 15% 10% 10% Tỉ lệ chung 30% 30% 25% 15% ĐỀ BÀI
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Công trình nào sau đây không phải là thành tựu văn hoá của Ấn Độ thời phong kiến?
A. Đền Ăng-co Vát. B. Lăng Hu-may-un.
C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
D. Chùa hang A-gian-ta.
Câu 2. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của 2 giai cấp cơ bản là
A. nông dân và địa chủ.
B. nông nô và nô lệ.
C. tư sản và vô sản.
D. lãnh chúa và nông nô.
Câu 3. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Xéc-van-téc là tiểu thuyết
A. “Đôn-ki-hô-tê”
B. “Sông Đông êm đềm”.
C. “Chiến tranh và hòa bình”.
D. “Những người khốn khổ”.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về thành tựu trong kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến?
A. Có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc.
B. Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hồi giáo.
C. Không có tầm ảnh hưởng ra bên ngoài.
D. Chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hin-đu giáo.
Câu 5. Nhận xét nào dưới đây đúng với sự phát triển của Trung Quốc dưới thời kì cai trị của nhà Đường?
A. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
B. Trung Quốc đối mặt với nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
C. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển.
Câu 6. Nội dung nào sau đây nhận xét đúng về phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Để cao Giáo hội Thiên Chúa giáo.
B. Bắt nguồn từ Pháp sau đó lan ra khắp Tây Âu.
C. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
D. Chỉ diễn ra trên lĩnh vực nghệ thuật.
Câu 7. Phong trào cải cách tôn giáo (cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI) đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là
A. phái ôn hòa và phái cấp tiến.
B. phái bảo thủ và phái Cộng hòa.
C. phái cải cách và phái bạo động.
D. Cựu giáo và Tân giáo.
Câu 8. Hệ tư tưởng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của tri thức và
văn hóa Trung Quốc thời phong kiến? A. Nho giáo.
B. Thiên Chúa giáo. C. Hồi giáo. D. Hin-đu giáo.
Câu 9. Nội dung nào sau đây là điểm mới về sản xuất thủ công nghiệp của Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh?
A. Có nhiều loại hình sản phẩm, do nhân dân làm ra.
B. Được chuyên môn hoá và sử dụng nhiều nhân công.
C. Sản phẩm làm ra được nhân dân trao đổi ở nhiều nơi.
D. Xuất hiện các nghề thủ công truyền thống ở nhiều nơi.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?
A. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
B. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.
C. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
D. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.
Câu 11. Năm 1487, nhà hàng hải B. Đi-a-xơ đã thực hiện cuộc thám hiểm
A. đi qua mũi cực Nam của châu Phi.
B. đến Ca-ri-bê (thuộc châu Mỹ ngày nay).
C. vòng quanh Trái Đất bằng đường biển.
D. đến Ca-li-cút (thuộc Ấn Độ).
Câu 12. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách tích cực của Vương triều Mô-gôn để hoà
hợp tôn giáo và dân tộc ở Ấn Độ?
A. Liên kết với quý tộc gốc Mông Cổ, Hồi giáo, Ấn Độ giáo.
B. Yêu cầu các quý tộc gốc Mông Cổ phải từ bỏ Hồi giáo.
C. Không sử dụng quý tộc gốc Mông Cổ trong chính quyền.
D. Xác lập sự thống trị của Hồi giáo trên cả nước.
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
a. Phân tích vai trò của thành thị ở Tây Âu thời trung đại.
b. Cho biết tên một số trường đại học ra đời ở Tây Âu thời trung đại vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Phạm vi lãnh thổ châu Âu có đặc điểm như thế nào?
A. Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo.
B. Lãnh thổ hình khối được bao bọc bởi các đại dương.
C. Lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, tương đối cân xưng bên đường xích đạo.
D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, kéo dài theo hướng bắc-nam.
Câu 2. Khí hậu cận nhiệt đới phân bố chủ yếu ở đâu châu Âu? A. Bắc Âu B. Nam Âu C. Tây Âu D. Đông Âu
Câu 3. Khí hậu ở Đông Âu thường khô, lạnh và mưa ít do đâu?
A. Ảnh hưởng dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.
B. Ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới.
C. Ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc.
D. Ảnh hưởng của gió Tây ôn đới.
Câu 4. Những khu vực nào tập trung chủ yếu thiên nhiên thuộc đới nóng ở châu Âu? A. Bắc Âu.
B. Tâu Âu, Trung Âu và Đông Âu.
C. Nam Âu và ven Địa Trung Hải.
D. Đông Âu và ven Địa Trung Hải.
Câu 5. Ở Đông Âu càng vào sâu trong lục địa khí hậu thay đổi như thế nào?
A. Mùa đông không quá lạnh, mùa hạ mát và ẩm.
B. Mùa đông lạnh hơn, lượng mưa ít.
C. Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, lượng mưa lớn.
D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều.
Câu 6. Các đồng bằng châu Âu phân bố chủ yếu ở đâu? A. Phía bắc. B. Phía nam. C. Phía đông. D. Phía tây.
Câu 7. Dân số châu Âu tăng những năm gần đây chủ yếu do nguyên nhân nào?
A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao. B. Nhập cư. C. Di cư.
D. Khoa học, y tế phát triển.
Câu 8. Năm 2019, mật độ dân số trung bình châu Âu là: A. 73 người/km2 B. 75 người/km2 C. 76 người/km2 D. 74 người/km2
Câu 9. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và gia tăng các phương
tiện giao thông để lại hậu quả gì cho môi trường ở châu Âu?
A. Ô nhiễm môi trường nước.
B. Ô nhiễm môi trường không khí.
C. Suy giảm đa dạng sinh học.
D. Thoái hóa nguồn tài nguyên đất.
Câu 10. Năm 2015, EU đã đưa ra chính sách gì để phục hồi hệ sinh thái rừng? A. Chiến lược kinh tế. B. Chiến lược rừng
C. Chiến lược khoáng sản.
D. Chiến lược bảo vệ tài nguyên.
Câu 11. Năm 2019, độ che phủ rừng (%) ở châu Âu đạt bao nhiêu %? A. 36,3% B. 38% C. 39,2% D. 39,7%
Câu 12. Liên Minh Châu Âu được thành lập với mục chủ yếu liên quan lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Quân sự. C. Văn hóa. D. Thể thao.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu. Hiện nay, dân thành thị có xu hướng chuyển
từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô do nguyên nhân chính nào?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-A 2-C 3-A 4-A 5-A 6-C 7-D 8-A 9-B 10-C 11-A 12-A
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
♦ Yêu cầu a) Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm
Vai trò của thành thị ở Tây Âu thời trung đại: - Kinh tế:
Bộ 3 đề thi giữa kì 1 Lịch sử & Địa lý 7 Cánh diều có đáp án
1.4 K
698 lượt tải
60.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 3 đề thi giữa kì 1 Lịch sử & Địa lý 7 Cánh diều có lời giải chi tiết, mới nhất nhằm giúp giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử & Địa lý lớp 7.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(1396 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)