Đề cương ôn tập Cuối kì 1 Địa lí 6 Kết nối tri thức

13 7 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương Cuối kì 1 Địa lí 6 Kết nối tri thức giúp Giáo viên dễ dàng in và giao cho học sinh ôn tập.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(13 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1
MÔN: Địa lý – LỚP: 6 NĂM HỌC: . . . . .
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
1. Bản đồ: phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất:
Các yếu tố cơ bản của bản đồ.
2. Trái Đất – hành tinh của hệ Mặt Trời: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả Địa lí.
3. Cấu tạo của trái đất. Vỏ trái đất
3.1. Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo.
3.2. Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi.
3.3. Núi lửa và động đất.
3.4. Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản.
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 30. Mỗi câu
hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Vật chất ở trong tầng manti trên ở trạng thái nào sau đây? A. Lỏng. B. Đậm đặc. C. Rắn. D. Khí.
Câu 2. Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây? A. Bắc Mĩ. B. Á - Âu. C. Nam Mĩ. D. Nam Cực.
Câu 3. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích lớn nhất? A. Lục địa Nam Mĩ. B. Lục địa Phi. C. Lục địa Bắc Mĩ. D. Lục địa Á - Âu.
Câu 4. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây? A. Bão, dông lốc. B. Lũ lụt, hạn hán. C. Núi lửa, động đất.
D. Lũ quét, sạt lở đất.
Câu 5. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo? A. Tách rời nhau. B. Xô vào nhau. C. Hút chờm lên nhau. D. Gắn kết với nhau.
Câu 6. Địa mảng nào sau đây tách xa địa mảng Á - Âu ở phía Tây? A. Mảng Bắc Mĩ. B. Mảng Thái Bình Dương. C. Mảng Nam Mĩ. D. Mảng châu Phi.
Câu 7. Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực? A. Hang động caxtơ. B. Các đỉnh núi cao. C. Núi lửa, động đất. D. Vực thẳm, hẻm vực.
Câu 8. Các dạng địa hình nào sau đây được hình thành do gió? A. Hàm ếch sóng vỗ.
B. Vách biển, vịnh biển. C. Bậc thềm sóng vỗ.
D. Các cột đá, nấm đá.
Câu 9. Quá trình tạo núi là kết quả tác động
A. nhanh, liên tục và hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
B. lâu dài, phụ thuộc từng giai đoạn của nội và ngoại lực.
C. lâu dài, liên tục và đồng thời của nội và ngoại lực.
D. nhanh chóng nhưng hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
Câu 10. Vận động tạo núi là vận động A. nâng lên - hạ xuống. B. phong hóa - sinh học. C. uốn nếp - đứt gãy. D. bóc mòn - vận chuyển.
Câu 11. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là
A. sự phân hủy của các chất phóng xạ.
B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. năng lượng các phản ứng hóa học.
D. sự chuyển dịch của các dòng vật.
Câu 12. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.
Câu 13. Phần lớn lớp Manti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào sau đây?
A. Sóng thần, biển tiến. B. Động đất, núi lửa. C. Núi lửa, sóng thần.
D. Động đất, hẻm vực.
Câu 14. Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động? A. 200. B. 300. C. 400. D. 500.
Câu 15. Động đất mạnh nhất mấy độ rich-te? A. trên 9 độ. B. 7 - 7,9 độ. C. dưới 7 độ. D. 8 - 8,9 độ.
Câu 16. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của
A. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.
B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.
D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 17. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là
A. mực nước giếng thay đổi.
B. cây cối nghiêng hướng Tây.
C. động vật tìm chỗ trú ẩn.
D. mặt nước có nổi bong bóng.
Câu 18. Ở nước ta, tỉnh nào sau đây xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất? A. Yên Bái. B. Sơn La. C. Điện Biên. D. Hà Giang.
Câu 19. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của động đất và núi lửa? A. Thái Lan. B. Mianma. C. Indonexia. D. Việt Nam.
Câu 20. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là A. trên 500m. B. từ 300 - 400m. C. dưới 300m. D. từ 400 - 500m.
Câu 21. Núi trẻ là núi có đặc điểm nào sau đây?
A. Đỉnh tròn, sườn dốc.
B. Đỉnh tròn, sườn thoải.
C. Đỉnh nhọn, sườn dốc.
D. Đỉnh nhọn, sườn thoải.
Câu 22. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm? A. Cao nguyên. B. Đồng bằng. C. Đồi. D. Núi.
Câu 23. Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc A. núi thấp. B. núi già. C. núi cao. D. núi trẻ.
Câu 24. Đa số khoáng sản tồn tại trạng thái nào sau đây? A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Dẻo.
Câu 25. Núi trẻ không có đặc điểm nào sau đây? A. Sườn dốc. B. Đỉnh cao nhọn. C. Đỉnh tròn. D. Thung lũng sâu.
Câu 26. Mỏ khoáng sản kim loại đen là mỏ A. vàng. B. sắt. C. đồng. D. chì.
Câu 27. Biện pháp nào sau đây nhằm hạn chế thiệt hại do động đất gây ra?
A. Xây nhà to, rộng và nhiều sắt.
B. Trồng cây chống dư chấn mạnh.
C. Nghiên cứu dự báo sơ tán dân.
D. Chuyển đến vùng có động đất.
Câu 28. Dân cư thường tập trung đông đúc ở xung quanh các vùng núi lửa đã tắt là do
A. giàu có khoáng sản, địa hình phẳng.
B. đất đai màu mỡ, nhiều cảnh quan đẹp.
C. xuất hiện hồ nước ngọt, nhiều cá lớn.
D. khí hậu, thời tiết ôn hòa và nhiều thú.
Câu 29. Ở nước ta vùng đồi bát úp tập trung có nhiều ở tỉnh nào sau đây? A. Bắc Ninh. B. Nam Định. C. Sơn La. D. Phú Thọ.
Câu 30. Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây? A. Mài mòn. B. Nâng lên. C. Uốn nét. D. Động đất.
2.2. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi
câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
Thạch quyển Trái Đất được chia thành nhiều mảng kiến tạo lớn nhỏ. Các mảng này không cố
định mà luôn di chuyển chậm chạp trên lớp chất lỏng nóng chảy bên trong. Sự va chạm và tách rời
của các mảng kiến tạo gây ra nhiều hiện tượng địa chất như động đất, núi lửa và hình thành các dãy núi.
a) Sự va chạm của các mảng kiến tạo có thể gây ra động đất.
b) Dãy Himalaya được hình thành do sự tách rời của các mảng kiến tạo.
c) Các mảng kiến tạo đều có kích thước bằng nhau.
d) Lớp chất lỏng nóng chảy bên trong Trái Đất giúp các mảng kiến tạo di chuyển.
Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
Hiện tượng tạo núi là một quá trình phức tạp diễn ra trong thời gian dài, do tác động đồng thời
của cả nội lực và ngoại lực. Nội lực, là các lực sinh ra từ bên trong Trái Đất, tạo ra các vận động
kiến tạo, làm cho lớp vỏ Trái Đất bị uốn nếp, đứt gãy, hoặc nâng lên tạo thành núi. Đồng thời, ngoại
lực, bao gồm các yếu tố như mưa, gió, nhiệt độ, băng hà, tác động lên bề mặt núi, phá hủy và bào mòn đất đá.
a) Nhiệt độ thay đổi góp phần vào quá trình bào mòn đất đá do ngoại lực.
b) Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm lớp vỏ Trái Đất bị uốn nếp, đứt gãy hoặc nâng lên.
c) Khi nội lực ngừng hoạt động, quá trình tạo núi cũng kết thúc hoàn toàn.
d) Hiện tượng tạo núi là một quá trình đơn giản, diễn ra nhanh chóng.
Câu 3. Quan sát bảng số liệu và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
Đây là dạng địa hình có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi lượn sóng. Độ cao thường dưới 200
mét so với mực nước biển. Có hai loại là bóc mòn và bồi tụ. Bóc mòn thường do băng hà tạo thành,
trong khi bồi tụ được hình thành do sự lắng đọng của phù sa sông hoặc phù sa biển.
a) Đồng bằng có độ cao từ 200 m – 500 m gọi là đồng bằng thấp.
b) Đoạn văn trên nhắc đến đặc điểm của địa hình đồng bằng.
c) Được hình thành do hai quá trình chính là bóc mòn và bồi tụ.
d) Đồng bằng là dạng địa hình cao trung bình.
2.3. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3.
Câu 1. Cho lược đồ:
Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn
Điểm A nằm ở độ cao bao nhiêu mét?


zalo Nhắn tin Zalo