Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - Đề 11

2.3 K 1.2 K lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(2332 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 11
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT LAI VUNG 1 NĂM HỌC 2023-2024 (Đồng Tháp)
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 CTST
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) KẸO MẦM Băng Sơn
Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng
có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm
thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy.
Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: “Ai tóc rối đổi kẹo
không?”. Một bên thúng là mảnh chai vỡ, đồng nát, lông vịt, tóc rối,… còn bên kia
chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ
một đứa trẻ nào cũng phải mê.
Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ
lồng khồng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ
đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ hay của chị.
Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi. Thế
là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân, với tay lên chỗ mái hiên… Mẹ bảo đó
là kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì
cả. Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi.
Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa…
Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên: “Ai đổi kẹo”, tôi lại tưởng như thấy mẹ
tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng,


sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà…
Que kẹo mầm tuổi thơ… Mẹ ơi…. Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi
gỡ tóc như thế nữa.
(Kẹo Mầm, Băng Sơn, in trong Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội, 2017, Tr. 138)
Thí sinh trả lời các câu hỏi sau:
* PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH HỆ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Câu 1. Xác định đề tài của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra câu văn nêu đặc điểm của món kẹo mầm?
Câu 3. Chỉ ra được các yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản.
Câu 4. Chỉ ra đặc trưng thể loại của văn bản trên ?
Câu 5. Cái tôi trữ tình của tác giả được thể hiện như thế nào trong văn bản? Qua
cái nhìn của tác giả thể hiện điều gì?
Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của văn bản là gì? Qua văn bản tác giả thể hiện triết lý nhân sinh như thế nào?
Câu 7. Từ nội dung văn bản, anh/ chị có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của thời thơ ấu?
(Viết khoảng 5 – 7 câu).
Câu 8. Anh/Chị rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?
* PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Câu 1. Xác định đề tài của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra câu văn nêu đặc điểm của món kẹo mầm?
Câu 3. Chỉ ra được các yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản.
Câu 4. Chỉ ra đặc trưng thể loại của văn bản trên ?
Câu 5. Cái tôi trữ tình của tác giả được thể hiện như thế nào trong văn bản? Qua
cái nhìn của tác giả thể hiện điều gì?


Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của văn bản là gì? Qua văn bản tác giả thể hiện triết lý nhân sinh như thế nào?
Câu 7. Anh/Chị rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?
Câu 8. Em đồng tình hoặc không đồng tình với quan niệm “cần hoài niệm và trân
trọng quá khứ” của văn bản trên?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Tất cả thí sinh thực hiện đề bài sau:
Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến: “Vào đại học không phải con đường duy nhất”. HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
* PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH HỆ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Câu Nội dung Điểm 1
Đề tài của văn bản: Sự hồi tưởng lại món kẹo mầm tuổi thơ. 0,5 2
“Kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có 0,5 đường mật gì cả”. 3
Đoạn trích có nhiều yếu tố tự sự, chẳng hạn: Mỗi sáng mẹ tôi gỡ 0,75
tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc
rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà.....
Yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản. “Mẹ bảo đó là kẹo mầm
làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật
gì cả. Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi”.
- Yếu tố trữ tình trong văn bản. Que kẹo mầm tuổi thơ… Mẹ ơi….
Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa. 4
Ngôn ngữ trong tùy bút/tản văn ngoài đặc điểm của chung của 0,75
ngôn ngữ văn học còn có thêm những nét riêng của thể loại: thấm
đượm chất thơ và dấu ấn riêng của tác giả.

5
- Cái tôi của tác giả được thể hiện như thế nào qua văn bản: đó là 0,5
cái tôi đa cảm khi hồi tưởng về quá khứ tuổi thơ êm đẹp, nhiều kỷ niệm.
- Cái tôi của tác giả thể hiện qua cách nhìn, cách cảm về kỷ niệm 0,5 tuổi thơ. 6
Cảm xúc chủ đạo của văn bản là: Nhớ tiếc quá khứ. 0,5
Triết lý nhân sinh: Tuổi thơ là quãng thời gian mà ta được sống 0,5
trong sự đùm bọc, yêu thương, trong sự ấm áp quây quần của gia
đình, vì vậy ta phải biết trân trọng những phút giây hạnh phúc khi
được sống cùng gia đình. 7
Suy nghĩ về vẻ đẹp của thời thơ ấu:
- Đó là một khoảng thời gian tươi đẹp, khi ta còn hồn nhiên, vô lo 0,25 vô nghĩ.
- Đó cũng là quãng thời gian mà ta được sống trong sự đùm bọc, 0,5
yêu thương, trong sự ấm áp quây quần của gia đình.
- Tuổi thơ còn là dưỡng chất để nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta 0,25
thêm sức mạnh để đối mặt với những khó khăn khi ta bước vào tuổi trưởng thành. 8
HS rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản: 0,5 Gợi ý.
- Phải biết yêu thương những người trong gia đình.
- Hãy lưu giữ và trân trọng những kí ức tươi đẹp.
* PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Câu Nội dung Điểm 1
Đề tài của văn bản: Sự hồi tưởng lại món kẹo mầm tuổi thơ. 0,5


zalo Nhắn tin Zalo