ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Người bạn mới
Buổi học hôm nay có chuyện “hay” quá! Vừa về đến nhà Tú khoe ngay với mẹ:
- Mẹ ơi! Lớp con có một thằng. Mẹ ngẩng lên: - Sao lại thằng? Tú vẫn hớn hở:
- Vâng! Một thằng mới vào học mẹ ạ! Buồn cười lắm! Mẹ nhìn em: - Buồn cười làm sao?
- Hi hi! Nó mặc áo con gái, mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Áo con gái thế nào?
Tú vừa cười vừa kể rằng: Cái “thằng ấy” mới xin chuyển về, vào lớp 5C của con,
nó mặc cái quần ngắn ơi là ngắn và cái áo sơ mi ở trong chiếc áo len thì lại cổ lá
sen. Kiểu cổ áo của con gái. Thế có buồn cười không? - Cái thằng ấy, mẹ ạ. Mẹ lắc đầu:
- Sao con cứ gọi bạn là thằng thế nhỉ? Nói chuyện với mẹ, với bố, con không được
gọi bạn là thằng nọ thằng kia.Bạn ấy tốt hay xấu mà con lại gọi thế? Tú lúng túng:
- Con…con cũng chưa biết ạ!
- Không biết một tí gì hết? Tú ngần ngừ, rồi thưa:
- Nó dát lắm mẹ ạ. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi.
Nghe Tú nói, vẻ mặt mẹ vẫn không vui. Mẹ nhìn em có ý trách:
- Hết gọi bạn là thằng, rồi lại gọi là nó. Sao con không gọi hẳn tên bạn ra hoặc là:
bạn ấy, bạn con được nhỉ? Tên bạn ấy là gì?
- Là Nam. Phó Văn Nam mẹ ạ. Buồn cười quá cơ?
- Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé!
Cậu Nam ấy, hóa ra là một cậu học sinh giỏi. Ngay bài toán tập đầu tiên làm ở lớp
mới, không cần phải hỏi bạn ngồi bên cạnh, không xem bài của ai, cậu ấy đã được
hẳn mười điểm.Mà chữ viết nữa chứ, rất đẹp.
Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi. Đến cái ti vi, bố mẹ cậu ấy
cũng không có tiền để mua. Nam phải chuyển trường đi theo bố mẹ, vì mãi đến bây
giờ cơ qua mới chia nhà cho. Trước đây là đi ở nhờ. Bố mẹ Nam có hai con. Chị
Nam là con gái, áo quần mặc chật từ lúc bé, có cái nào mẹ lại mặc cho Nam. Mặc ở
nhà và mặc ở trường cũng được. Mẹ Nam bảo Nam là: Bộ mặc ở ngoài thì cần phải
đúng là của con trai. Lớn hơn nữa, thì thôi, Giờ còn bé thì mặc tạm. Mẹ sẽ dành
tiền may cho Nam. Thương mẹ vất vả, nên Nam đã vâng lời. Tú nghe bạn kể mà
thương bạn. Mặc áo thừa của chị, mà vẫn học giỏi, lại biết thương mẹ, chứ không
đua đòi, thấy ai có cái gì cũng muốn có theo.
Ngay hôm đó, về nhà Tú khoe:
- Mẹ ơi! Bạn Nam ấy, hay lắm mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Hay làm sao?
- Bạn ấy là học sinh giỏi và …ngoan, mẹ ạ!
Mẹ nhìn em. Ánh mắt mẹ cười vui…
(Phong Thu – Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng)
Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản “Người bạn mới” thuộc thể loại truyện gì? A. Truyện đồng thoại B. Truyện ngắn C. Truyện truyền thuyết D. Truyện cổ tích
Câu 2 (0,5 điểm): Văn bản viết về đề tài gì? A. Thiên nhiên B. Thời tiết C. Gia đình D. Bạn bè
Câu 3 (0,5 điểm): Trong văn bản, câu nào sau đây là lời nhân vật?
A. Bạn ấy là học sinh giỏi và …ngoan, mẹ ạ!
B. Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi.
C. Tú nghe bạn kể mà thương bạn.
D. Ánh mắt mẹ cười vui…
Câu 4 (0,5 điểm): Trong văn bản, người kể chuyện là ai?
A. Người kể chuyện xưng “tôi” và là nhân vật trong truyện
B. Người kể xưng “chúng tôi” và là nhân vật trong truyện
C. Người kể không tham gia vào câu chuyện
D. Người kể mang tên một nhân vật trong câu chuyện
Câu 5 (0,5 điểm): Văn bản chủ yếu khắc họa nhân vật Tú ở phương diện nào? A. Hình dáng B. Tâm trạng C. Hành động D. Ngôn ngữ
Câu 6 (0,5 điểm): Câu văn nào sau đây có trạng ngữ?
A. Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi.
B. Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé!
C. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi. D. Mẹ nhìn em.
Câu 7 (1,0 điểm): Viết 5 câu văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Tú trong
văn bản “Người bạn mới”.
Câu 8 (1,0 điểm): Trong cuộc sống, khi bị bạn bè hiểu lầm, em sẽ ứng xử như thế nào?
Phần 2: Viết (5,0 điểm)
Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nhất là tuổi
học trò. Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện đẹp thì vẫn còn có những biểu hiện chưa đẹp.
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của cách giao tiếp chưa
đẹp, từ đó khuyên bạn bè giao tiếp sao cho phù hợp, xứng đáng là học sinh thanh lịch. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 B. Truyện ngắn 0,5 điểm Câu 2 D. Bạn bè 0,5 điểm Câu 3
A. Bạn ấy là học sinh giỏi và …ngoan, mẹ ạ! 0,5 điểm Câu 4
C. Người kể không tham gia vào câu chuyện 0,5 điểm Câu 5 D. Ngôn ngữ 0,5 điểm
B. Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại Câu 6 0,5 điểm mặc áo con gái nhé!
HS nêu được những suy nghĩ chân thực, cảm xúc phù hợp và Câu 7 1,0 điểm
có cách đánh giá đúng đắn về lời nói, thái độ của nhân vật Tú.
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều (Đề 8)
2.7 K
1.3 K lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 6.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(2674 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)
TÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY MÔN Ngữ Văn
Xem thêmTÀI LIỆU BỘ BÁN CHẠY Lớp 6
Xem thêmTài liệu bộ mới nhất
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Người bạn mới
Buổi học hôm nay có chuyện “hay” quá! Vừa về đến nhà Tú khoe ngay với mẹ:
- Mẹ ơi! Lớp con có một thằng.
Mẹ ngẩng lên:
- Sao lại thằng?
Tú vẫn hớn hở:
- Vâng! Một thằng mới vào học mẹ ạ! Buồn cười lắm!
Mẹ nhìn em:
- Buồn cười làm sao?
- Hi hi! Nó mặc áo con gái, mẹ ạ!
Mẹ hỏi:
- Áo con gái thế nào?
Tú vừa cười vừa kể rằng: Cái “thằng ấy” mới xin chuyển về, vào lớp 5C của con,
nó mặc cái quần ngắn ơi là ngắn và cái áo sơ mi ở trong chiếc áo len thì lại cổ lá
sen. Kiểu cổ áo của con gái. Thế có buồn cười không?
- Cái thằng ấy, mẹ ạ.
Mẹ lắc đầu:
- Sao con cứ gọi bạn là thằng thế nhỉ? Nói chuyện với mẹ, với bố, con không được
gọi bạn là thằng nọ thằng kia.Bạn ấy tốt hay xấu mà con lại gọi thế?
Tú lúng túng:
- Con…con cũng chưa biết ạ!
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Không biết một tí gì hết?
Tú ngần ngừ, rồi thưa:
- Nó dát lắm mẹ ạ. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một
mình thôi.
Nghe Tú nói, vẻ mặt mẹ vẫn không vui. Mẹ nhìn em có ý trách:
- Hết gọi bạn là thằng, rồi lại gọi là nó. Sao con không gọi hẳn tên bạn ra hoặc là:
bạn ấy, bạn con được nhỉ? Tên bạn ấy là gì?
- Là Nam. Phó Văn Nam mẹ ạ. Buồn cười quá cơ?
- Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé!
Cậu Nam ấy, hóa ra là một cậu học sinh giỏi. Ngay bài toán tập đầu tiên làm ở lớp
mới, không cần phải hỏi bạn ngồi bên cạnh, không xem bài của ai, cậu ấy đã được
hẳn mười điểm.Mà chữ viết nữa chứ, rất đẹp.
Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi. Đến cái ti vi, bố mẹ cậu ấy
cũng không có tiền để mua. Nam phải chuyển trường đi theo bố mẹ, vì mãi đến bây
giờ cơ qua mới chia nhà cho. Trước đây là đi ở nhờ. Bố mẹ Nam có hai con. Chị
Nam là con gái, áo quần mặc chật từ lúc bé, có cái nào mẹ lại mặc cho Nam. Mặc ở
nhà và mặc ở trường cũng được. Mẹ Nam bảo Nam là: Bộ mặc ở ngoài thì cần phải
đúng là của con trai. Lớn hơn nữa, thì thôi, Giờ còn bé thì mặc tạm. Mẹ sẽ dành
tiền may cho Nam. Thương mẹ vất vả, nên Nam đã vâng lời. Tú nghe bạn kể mà
thương bạn. Mặc áo thừa của chị, mà vẫn học giỏi, lại biết thương mẹ, chứ không
đua đòi, thấy ai có cái gì cũng muốn có theo.
Ngay hôm đó, về nhà Tú khoe:
- Mẹ ơi! Bạn Nam ấy, hay lắm mẹ ạ!
Mẹ hỏi:
- Hay làm sao?
- Bạn ấy là học sinh giỏi và …ngoan, mẹ ạ!
Mẹ nhìn em. Ánh mắt mẹ cười vui…
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
(Phong Thu – Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng)
Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản “Người bạn mới” thuộc thể loại truyện gì?
A. Truyện đồng thoại
B. Truyện ngắn
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện cổ tích
Câu 2 (0,5 điểm): Văn bản viết về đề tài gì?
A. Thiên nhiên
B. Thời tiết
C. Gia đình
D. Bạn bè
Câu 3 (0,5 điểm): Trong văn bản, câu nào sau đây là lời nhân vật?
A. Bạn ấy là học sinh giỏi và …ngoan, mẹ ạ!
B. Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi.
C. Tú nghe bạn kể mà thương bạn.
D. Ánh mắt mẹ cười vui…
Câu 4 (0,5 điểm): Trong văn bản, người kể chuyện là ai?
A. Người kể chuyện xưng “tôi” và là nhân vật trong truyện
B. Người kể xưng “chúng tôi” và là nhân vật trong truyện
C. Người kể không tham gia vào câu chuyện
D. Người kể mang tên một nhân vật trong câu chuyện
Câu 5 (0,5 điểm): Văn bản chủ yếu khắc họa nhân vật Tú ở phương diện nào?
A. Hình dáng
B. Tâm trạng
C. Hành động
D. Ngôn ngữ
Câu 6 (0,5 điểm): Câu văn nào sau đây có trạng ngữ?
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
A. Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi.
B. Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé!
C. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi.
D. Mẹ nhìn em.
Câu 7 (1,0 điểm): Viết 5 câu văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Tú trong
văn bản “Người bạn mới”.
Câu 8 (1,0 điểm): Trong cuộc sống, khi bị bạn bè hiểu lầm, em sẽ ứng xử như thế
nào?
Phần 2: Viết (5,0 điểm)
Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nhất là tuổi
học trò. Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện đẹp thì vẫn còn có những biểu hiện
chưa đẹp.
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của cách giao tiếp chưa
đẹp, từ đó khuyên bạn bè giao tiếp sao cho phù hợp, xứng đáng là học sinh thanh
lịch.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu Đáp án Điểm
Câu 1 B. Truyện ngắn 0,5 điểm
Câu 2 D. Bạn bè 0,5 điểm
Câu 3 A. Bạn ấy là học sinh giỏi và …ngoan, mẹ ạ! 0,5 điểm
Câu 4 C. Người kể không tham gia vào câu chuyện 0,5 điểm
Câu 5 D. Ngôn ngữ 0,5 điểm
Câu 6
B. Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại
mặc áo con gái nhé!
0,5 điểm
Câu 7
HS nêu được những suy nghĩ chân thực, cảm xúc phù hợp và
có cách đánh giá đúng đắn về lời nói, thái độ của nhân vật Tú.
1,0 điểm
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Câu 8
HS nêu được ít nhất 2 biểu hiện cụ thể và cách ứng xử, phù hợp
với hoàn cảnh, tâm lí lứa tuổi, văn hóa giao tiếp.
1,0 điểm
Phần 2: Viết (5 điểm)
Câu Đáp án Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và
kết bài.
0,5 điểm
0,5 điểm
3,0 điểm
0,5 điểm
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ của em
về tác hại của cách giao tiếp chưa đẹp.
c. Triển khai vấn đề:
HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần có sự sắp xếp hợp
lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các chi tiết, sự việc.
– Dẫn được vấn đề nghị luận: giao tiếp với bạn bè.
- Giải thích vấn đề - biểu hiện – tác hại:
+ Giao tiếp chưa đẹp là như thế nào?
+ Biểu hiện: xưng hô tùy tiện, nói lời cục cằn, thô lỗ, tục tĩu,…
+ Tác hại: với bản thân, với tập thể
- Bàn luận vấn đề:
+ Nguyên nhân: chủ quan và khách quan.
+ Giải pháp: rèn luyện, nâng cao ý thức, học cách nói lời hay,
làm việc tốt, xây dựng môi trường học tập vui tươi, thân thiện,
…
- Khẳng định tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp
Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết,
dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả,
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
biểu cảm trong bài viết.
0,5 điểm
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85