Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp
A. Các câu hỏi trong bài
Hoạt động khởi động. (Trang 7/SGK Chân trời sáng tạo Toán 6) Bạn có thuộc tập hợp
những học sinh thích học môn toán trong lớp hay không? Lời giải:
Tùy vào sở thích học tập của mỗi bạn ta sẽ có câu trả lời tương ứng:
+) Nếu em thích học môn toán thì sẽ thuộc vào tập hợp các học sinh thích học môn toán trong lớp.
+) Nếu em không thích học môn toán thì sẽ không thuộc vào tập hợp các học sinh thích học môn toán trong lớp.
Hoạt động khám phá. (Trang 7/SGK Chân trời sáng tạo Toán 6) Em viết vào vở:
- Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1.
- Tên các bạn trong tổ của em.
- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12. Lời giải:
- Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1 là: Vở, bút, thước thẳng, eke.
- Tên các bạn trong tổ của em là: Thắm, Trọng, Cương, Xuân (Tùy vào mỗi bạn sẽ có các câu trả lời khác nhau).
- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12 là: 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11.
Thực hành 1. (Trang 8/SGK Chân trời sáng tạo Toán 6)
Gọi M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “gia đình”.
a) Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử.
b) Các khẳng định sau đúng hay sai? a M,o M, b M,i M . Lời giải
a) Các chữ cái trong từ "gia đình" theo thứ tự là: g, i, a, đ, i, n, h. Em thấy chữ i xuất hiện
hai lần, mà các phần tử trong tập hợp được liệt kê một lần.
Nên bằng cách liệt kê các phần tử, tập hợp M được viết dưới dạng: M = {g, i, a, đ, n, h}. b) +) a M
Quan sát các phần tử của tập hợp M, ta nhận thấy phần tử a nằm trong tập hợp M nên a thuộc M là đúng. +) o M
Ta nhận thấy, các phần tử thuộc M không có o nên o không thuộc vào tập hợp M. Do đó
khẳng định trên là sai. Sửa lại: o M . +) b M
Ta nhận thấy, các phần tử thuộc M không có b nên b không thuộc vào tập hợp M. Do đó
khẳng định trên là đúng. +) i M
Ta nhận thấy, i nằm trong tập hợp M nên i thuộc tập hợp M. Do đó khằng định trên là đúng.
Thực hành 2. ( Trang 8/SGK Chân trời sáng tạo Toán 6)
a) Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của
tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.
b) Cho tập hợp P = {x| x là các số tự nhiên và 10 < x < 20}. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê các phần tử. Lời giải
a) Quan sát tập hợp E, ta thấy:
Cách 1. Các phần tử của tập hợp E đều có đặc điểm chung là các số tự nhiên chẵn có một chữ số.
Nếu gọi x là phần tử thuộc vào E, ta có thể viết tập hợp E bằng cách chỉ ra tính chất đặc
trưng như sau: E = {x | x là các số tự nhiên chẵn có một chữ số}.
Cách 2. Các phần tử của tập hợp E đều có đặc điểm chung là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.
Nếu gọi x là phần tử thuộc vào E, ta có thể viết tập hợp E bằng cách chỉ ra tính chất đặc
trưng như sau: E = {x | x là các số tự nhiên chẵn và x < 10}.
b) Các số tự nhiên thỏa mãn vừa lớn hơn 10 vừa nhỏ hơn 20 là: 11; 12; 13; 14; 15; 16;
17; 18; 19. Nên tập hợp P được viết dưới dạng liệt kê như sau: P = {11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}.
Thực hành 3. (Trang 8/SGK Chân trời sáng tạo Toán 6)
Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.
a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.
b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A.
c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách. Lời giải
a) Các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15 là: 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14.
Theo cách liệt kê các phần tử, tập hợp A được viết dưới dạng: A = {8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}. b) Ta nhận thấy:
+ Tập A chứa số 10 hay 10 là phần tử thuộc tập hợp A nên ta viết 10 A.
+ Tập A chứa số 13 hay 13 là phần tử thuộc tập hợp A nên ta viết 13 A.
+ Tập A không chứa số 16 hay 16 không thuộc tập hợp A nên ta viết 16 A.
+ Tập A không chứa số 19 hay 19 không thuộc tập hợp A nên ta viết 19 A.
c) Các số chẵn thuộc tập hợp A bao gồm: 8; 10; 12; 14.
Theo cách liệt kê, tập hợp B được viết dưới dạng: B = {8; 10; 12; 14}.
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, gọi x là phần tử thuộc tập hợp B, khi đó B được viết
dưới dạng: B = { x A | x là các số chẵn}.
Vận dụng. (Trang 8/SGK Chân trời sáng tạo Toán 6)
Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị.
Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki – lô – gam. Lời giải
Gọi A là tập hợp các sản phầm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki – lô – gam.
Quan sát hình vẽ ta thấy,
+ Xoài tượng có giá gốc là 96 000 đ/kg, giá khuyến mãi là 80 000 đ/kg, nghĩa là giảm 16 000 đ/kg.
+ Cá chép có giá gốc là 80 000 đ/kg, giá khuyến mãi là 66 000 đ/kg, nghĩa là giảm 14 000 đ/kg.
+ Cam sành có giá gốc là 22 900 đ/kg, giá khuyến mãi là 19 900 đ/kg, nghĩa là giảm 3 000 đ/kg.
+ Dưa hấu có giá gốc là 19 900 đ/kg, giá khuyến mãi là 16 500 đ/kg, nghĩa là giảm 3 400 đ/kg
+ Gà có giá gốc là 99 900 đ/kg, giá khuyến mãi là 68 900 đ/kg, nghĩa là giảm 31 000 đ/kg.
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.a
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Bộ tài liệu bao gồm: 2 tài liệu lẻ (mua theo bộ tiết kiệm đến 50%)
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu giải sgk Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết đầy đủ Tập 1 & Tập 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 6, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Toán 6.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(271 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)