Giải sgk Toán 6 Kết nối tri thức

28 14 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Toán Học
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Chuyên đề
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 47 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.a

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu giải sgk Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết đầy đủ Tập 1 & Tập 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 6, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Toán 6.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(28 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Giải SGK Toán lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Chương I. Tập hợp các số tự nhiên Bài 1. Tập hợp
A/ Câu hỏi giữa bài
Luyện tập 1 (trang 6/SGK Toán 6 mới Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em.
Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B. Lời giải:
Giả sử trong lớp em có 4 tổ trưởng có tên là: Mai, Linh, Trang, Nhung.
Khi đó: Tập hợp B gồm các bạn: Mai, Linh, Trang, Nhung.
+) Bạn Linh thuộc tập hợp B.
+) Bạn Dũng không thuộc tập hợp B.
Câu hỏi (trang 7/SGK Toán 6 mới Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viết:
L = {N; H; A; T; R; A; N; G}
Theo em, bạn Nam viết đúng hay sai? Lời giải:
Bạn Nam viết sai vì theo cách mô tả của tập hợp thì mỗi phần tử chỉ được viết một lần
nhưng ở đây chữ cái A, N xuất hiện hai lần
Cách viết đúng là: L = {N; H; A; T; R; G}.
Luyện tập 2 (trang 7/SGK Toán 6 mới Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng: A = ; B = . Lời giải:
Chú ý: kí hiệu là tập hợp các số tự nhiên và
là tập hợp các số tự nhiên khác 0. • Ta có: A =
Trong tập hợp A, ta thấy x
và x < 5 nên x là các số tự nhiên nhỏ hơn 5, đó là: 0; 1; 2; 3; 4.
Do đó ta viết: A = {0; 1; 2; 3; 4}. • Ta có: B =
Trong tập hợp B, ta thấy x
và x < 5 nên x là các số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 5, đó là: 1; 2; 3; 4
Do đó ta viết: B = {1; 2; 3; 4}.
Luyện tập 3 (trang 7/SGK Toán 6 mới Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10.
a) Thay dấu “?” bằng dấu hoặc :
b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách. Lời giải:
a) Nhận thấy các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10 là các số: 7; 8; 9
Nên tập hợp M gồm các số: 7; 8; 9 Do đó:
b) Do đó ta có mô tả tập hợp M theo hai cách như sau:
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp M = {7; 8; 9}.
Cách 2: Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp M = .
B/ Bài tập cuối bài
Bài 1.1 (trang 7/SGK Toán 6 mới Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Cho hai tập hợp: A = và B = .
Dùng kí hiệu “ ” hoặc “ ” để trả lời các câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập nào
không thuộc tập hợp nào? Lời giải:
• Tập hợp A có chứa phần tử a, hay a thuộc tập A và ta viết a ∈ A.
Tập hợp B không chứa phần tử a, hay a không thuộc tập B và ta viết a ∉ B.
• Tập hợp A có chứa phần tử b, hay b thuộc tập A và ta viết b ∈ A.
Tập hợp B có chứa phần tử b, hay b thuộc tập B và ta viết b ∈ B.
• Tập hợp A có chứa phần tử x, hay x thuộc tập A và ta viết x ∈ A.
Tập hợp B không chứa phần tử x, hay x không thuộc tập B và ta viết x ∉ B.
• Tập hợp A không chứa phần tử u, hay u không thuộc tập A và ta viết u ∉ A.
Tập hợp B có chứa phần tử u, hay u thuộc tập B và ta viết u ∈ B.
Bài 1.2 (trang 7/SGK Toán 6 mới Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống): Cho tập hợp U = {x | x chia hết cho 3}.
Trong các số 3; 5; 6; 0; 7 số nào thuộc và số nào không thuộc tập hợp U? Lời giải: Ta có: U = {x | x chia hết cho 3}
Khi đó ta thấy U là tập hợp các số tự nhiên x, sao cho x chia hết cho 3.
Vì x chia hết cho 3 nên các số chia hết cho 3 trong các số đã cho là: 3; 6; 0
Do đó: 3 U; 5 U; 6 U; 0 U; 7 U.
Bài 1.3 (trang 7/SGK Toán 6 mới Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau:
a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7;
b) Tập hợp D tên các tháng (dương lịch) có 30 ngày;
c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”. Lời giải:
a) Các số tự nhiên nhỏ hơn 7 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6
Do đó tập hợp K gồm các phần tử: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6
Vì vậy, ta viết: K = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6};
b) Ta đã biết các tháng dương lịch có 30 ngày là: Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11
Do đó tập hợp D gồm các phần tử: Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11
Vì vậy, ta viết: D = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11};
c) Các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ” gồm Đ, I, Ê, N, B, I, Ê, N, P, H, U
Trong các chữ cái trên, chữ I được xuất hiện 2 lần, chữ Ê cũng được xuất hiện 2 lần,
nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}
Bài 1.4 (trang 8/SGK Toán 6 mới Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
Bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng, hãy viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10. Lời giải:
Giả sử n là số tự nhiên nhỏ hơn 10, khi đó và n < 10.
Vì tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 10, do đó ta viết được tập hợp A bằng cách
nêu dấu hiệu đặc trưng như sau:
Bài 1.5 (trang 8/SGK Toán 6 mới Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quay quanh Mặt Trời gọi là các
hành tinh, đó là Thủy Tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên
Vương tinh và Hải Vương tinh.
Gọi S là tập các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Hãy viết tập S bằng cách liệt kê các phần tử của S.


zalo Nhắn tin Zalo