Giáo án Bài 12 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo: Thực hành sưu tầm tư liệu về Cộng hoà Nam Phi

1.3 K 645 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 5 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Địa lí 7 Chân trời sáng tạo được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ bài giảng powerpoint Địa lí lớp 7 Chân trời sáng tạo bao gồm đầy đủ các bài giảng trong cả năm học, được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng phần học và bám sát chương trình sgk Địa lí lớp 7 bộ Chân trời sáng tạo.
  • Quý thầy/cô tham khảo Giáo án ppt đồng bộ với bản giáo án word - Mua combo 2 bộ giá 650k

https://tailieugiaovien.com.vn/tai-lieu/bai-giang-powerpoint-dia-li-7-chan-troi-sang-tao-19447

Đánh giá

4.6 / 5(1290 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
BÀI 12. THỰC HÀNH SƯU TẦM TƯ LIỆU VỀ CỘNG HÒA NAM PHI
Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Biết cách sưu tầm liệu trình bày được một số vấn đề sự kiện lịch sử của
Cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục
vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: trình bày được một số vấn đề sự kiện lịch
sử của Cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh chữ trong SGK tr39.
+ Khai thác Internet để tìm hiểu nội dung.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xóa bỏ nạn
phân biệt chủng tộc trên thế giới.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê tìm tòi các thông tin về Cộng
hòa Nam Phi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Giáo án, SGK, SGV, hệ thống câu hỏi, dặn học sinh tìm hiểu nhà sưu tầm
tư liệu về cộng hòa Nam Phi.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, đọc tư liệu về cộng hòa Nam Phi trên Internet.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học
tập cho HS.
b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy nêu diện tích, số dân thủ đô của Cộng hòa
Nam Phi.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi yêu cầu. Đánh giá thái độ khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhân HS sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của
mình:
- Diện tích: 1220813 km
2
- Dân số 2020: 59,3 triệu người
- Thủ đô: Prê-tô-ri-a
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn sản phẩm của
nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cộng hòa Nam Phi là một quốc gia
nằm cực Nam châu Phi nền kinh tế phát triển bậc nhất châu lục nổi tiếng về
vàng kim cương giá trị cao. Vậy trong lịch sử quốc gia này đã trải qua những
sự kiện để dẫn đến kết quả nổi trội như ngày nay? Để biết được điều này, lớp
chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nội dung cần chuẩn bị (10 phút)
a. Mục tiêu: HS biết cách tìm hiểu các nền kinh tế lớn kinh tế mới nổi
của châu Á qua tài liệu: Internet, sách, báo…
b. Nội dung: Khai thác kênh chữ SGK tr139, suy nghĩ nhân để trả lời
câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài thực hành.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy nêu các bước chuẩn bị để tìm hiểu một trong
các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc yêu cầu bài thực hành.
- HS dựa vào kênh chữ SGK tr139 để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi yêu cầu. Đánh giá thái độ khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Sau khi nhân HS sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của
mình:
+ Lựa chọn nội dung ví dụ bãi bỏ chế độ A-pac-thai.
+ Lập đề cương báo cáo và phân công nhiệm vụ.
+ Thực hiện sưu tầm tài liệu qua internet sách báo, tạp chí…
+ Xử lí thông tin.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn sản phẩm của
nhân.
Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết
quả hoạt động của HS và kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu tham quan của các em.
2. Hoạt động 2: Viết và trình bày báo cáo (30 phút)
a. Mục tiêu: HS biết cách viết và trình bày báo cáo khái quát, nội dung và ý
nghĩa của sự kiện bãi bỏ chế độ A-pac-thai.
b. Nội dung: Sử dụng tài liệu đã tìm kiếm thảo luận nhóm để trả lời các
câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm từ 5-6 HS, yêu
cầu HS dựa vào tài liệu đã chuẩn bị để hoàn thành báo cáo theo các hướng dẫn sau:
- Nêu khái quát về sự kiện:
+ Thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện.
+ Bối cảnh ra đời của sự kiện.
- Nội dung chính của sự kiện.
- Ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội của sự kiện.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS tổng hợp các tài liệu đã chuẩn bị để thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến để
viết báo cáo và trình bày báo cáo.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi yêu cầu. Đánh giá thái độ khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi các nhóm sản phẩm, GV lần lượt gọi đại diện mỗi nhóm lên trình
bày sản phẩm của mình: Ví dụ nhóm 2
* Chế độ Apacthai: chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan tàn bạo tại Châu
Phi từ năm 1652. Nó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
quản các nhóm người trong hội (Giới cầm quyền da trắng đã ban hành 70 đạo
luật về phân biệt chủng tộc).
* Diễn biến:
- Đỉnh điểm sự xuất hiện của chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid được thể
chế hóa chính thức vào năm 1948.
- Hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổ ra ở Nam Phi. Điển hình là những
cuộc biểu tình do Nelson Mandela phát động. Với cách thành viên của Đảng
Đại hội Dân tộc châu Phi (ANC), cũng người lập ra Liên đoàn Thanh niên trực
thuộc ANC, Nelson Mandela đã đi khắp đất nước kêu gọi người dân kháng chiến
chống lại Apartheid, chống lại sự kỳ thị của người da trắng bằng các biện pháp phản
kháng hòa bình.
- Một sự kiện đẫm máu nhưng lại được xem bước ngoặt trong cuộc đấu tranh
chống Apartheid: ngày 21/3/1960, cảnh sát đã thẳng tay súng vào những người
biểu tình da đen khiến 69 người thiệt mạng. Đảng ANC bị cấm hoạt động. Ông
Nelson Mandela chuyển sang đấu tranh vũ trang.
- Năm 1964, ông bị kết án chung thân. Đặc biệt, năm 1966, Liên hợp quốc đã
công bố chọn ngày ngày 21/3 Ngày Quốc tế chống phân biệt chủng tộc, để kêu
gọi cộng đồng tăng cường nỗ lực nhằm loại bỏ tất cả hình thức phân biệt chủng tộc.
- Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự lập trừng phạt từ thế giới,
cộng với vị thế ngày càng suy yếu, nhà cầm quyền tại Nam Phi phải dần nhượng bộ.
* Kết quả:
- Chế độ Apacthai được xoá bỏ.
- Ông Nelson Mandela được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.
+ 5/1994 ông Nelson Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam
Phi.
+ Năm 1996 chính quyền mới đề ra chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm phát triển sản
xuất, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng
của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
- Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
* HS các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp nhóm bạn
và sản phẩm của nhóm mình.
Bước 4. GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt
động của các em.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:



BÀI 12. THỰC HÀNH SƯU TẦM TƯ LIỆU VỀ CỘNG HÒA NAM PHI
Phần: Địa lí, Lớp: 7, Thời lượng: dạy 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày được một số vấn đề sự kiện lịch sử của
Cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây. 2. Về năng lực a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục
vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: trình bày được một số vấn đề sự kiện lịch
sử của Cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh chữ trong SGK tr39.
+ Khai thác Internet để tìm hiểu nội dung.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: xóa bỏ nạn
phân biệt chủng tộc trên thế giới.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê tìm tòi các thông tin về Cộng hòa Nam Phi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên (GV)
- Giáo án, SGK, SGV, hệ thống câu hỏi, dặn dò học sinh tìm hiểu ở nhà sưu tầm
tư liệu về cộng hòa Nam Phi.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, đọc tư liệu về cộng hòa Nam Phi trên Internet.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:


Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy nêu diện tích, số dân và thủ đô của Cộng hòa Nam Phi.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: - Diện tích: 1220813 km2
- Dân số 2020: 59,3 triệu người - Thủ đô: Prê-tô-ri-a
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cộng hòa Nam Phi là một quốc gia
nằm ở cực Nam châu Phi có nền kinh tế phát triển bậc nhất châu lục nổi tiếng về
vàng và kim cương có giá trị cao. Vậy trong lịch sử quốc gia này đã trải qua những
sự kiện gì để dẫn đến kết quả nổi trội như ngày nay? Để biết được điều này, lớp
chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nội dung cần chuẩn bị (10 phút)
a. Mục tiêu: HS biết cách tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi
của châu Á qua tài liệu: Internet, sách, báo…
b. Nội dung: Khai thác kênh chữ SGK tr139, suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài thực hành.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy nêu các bước chuẩn bị để tìm hiểu một trong
các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc yêu cầu bài thực hành.
- HS dựa vào kênh chữ SGK tr139 để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:


- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
+ Lựa chọn nội dung ví dụ bãi bỏ chế độ A-pac-thai.
+ Lập đề cương báo cáo và phân công nhiệm vụ.
+ Thực hiện sưu tầm tài liệu qua internet sách báo, tạp chí… + Xử lí thông tin.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết
quả hoạt động của HS và kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu tham quan của các em.
2. Hoạt động 2: Viết và trình bày báo cáo (30 phút)
a. Mục tiêu: HS biết cách viết và trình bày báo cáo khái quát, nội dung và ý
nghĩa của sự kiện bãi bỏ chế độ A-pac-thai.
b. Nội dung: Sử dụng tài liệu đã tìm kiếm thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm từ 5-6 HS, yêu
cầu HS dựa vào tài liệu đã chuẩn bị để hoàn thành báo cáo theo các hướng dẫn sau:
- Nêu khái quát về sự kiện:
+ Thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện.
+ Bối cảnh ra đời của sự kiện.
- Nội dung chính của sự kiện.
- Ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội của sự kiện.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS tổng hợp các tài liệu đã chuẩn bị để thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến để
viết báo cáo và trình bày báo cáo.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực
hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi các nhóm có sản phẩm, GV lần lượt gọi đại diện mỗi nhóm lên trình
bày sản phẩm của mình: Ví dụ nhóm 2
* Chế độ Apacthai: là chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo tại Châu
Phi từ năm 1652. Nó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để


quản lý các nhóm người trong xã hội (Giới cầm quyền da trắng đã ban hành 70 đạo
luật về phân biệt chủng tộc). * Diễn biến:
- Đỉnh điểm là sự xuất hiện của chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid được thể
chế hóa chính thức vào năm 1948.
- Hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổ ra ở Nam Phi. Điển hình là những
cuộc biểu tình do Nelson Mandela phát động. Với tư cách là thành viên của Đảng
Đại hội Dân tộc châu Phi (ANC), cũng là người lập ra Liên đoàn Thanh niên trực
thuộc ANC, Nelson Mandela đã đi khắp đất nước kêu gọi người dân kháng chiến
chống lại Apartheid, chống lại sự kỳ thị của người da trắng bằng các biện pháp phản kháng hòa bình.
- Một sự kiện đẫm máu nhưng lại được xem là bước ngoặt trong cuộc đấu tranh
chống Apartheid: ngày 21/3/1960, cảnh sát đã thẳng tay nã súng vào những người
biểu tình da đen khiến 69 người thiệt mạng. Đảng ANC bị cấm hoạt động. Ông
Nelson Mandela chuyển sang đấu tranh vũ trang.
- Năm 1964, ông bị kết án tù chung thân. Đặc biệt, năm 1966, Liên hợp quốc đã
công bố chọn ngày ngày 21/3 là Ngày Quốc tế chống phân biệt chủng tộc, để kêu
gọi cộng đồng tăng cường nỗ lực nhằm loại bỏ tất cả hình thức phân biệt chủng tộc.
- Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt từ thế giới,
cộng với vị thế ngày càng suy yếu, nhà cầm quyền tại Nam Phi phải dần nhượng bộ. * Kết quả:
- Chế độ Apacthai được xoá bỏ.
- Ông Nelson Mandela được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.
+ 5/1994 ông Nelson Mandela trở thành tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam Phi.
+ Năm 1996 chính quyền mới đề ra chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm phát triển sản
xuất, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng
của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
- Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.


zalo Nhắn tin Zalo