Giáo án Bài 18 Lịch sử 9 Kết nối tri thức (2024): Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

105 53 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 9 Kết nối tri thức.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(105 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 18. VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 1985
(Thời gian thực hiện: 03 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.
- Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ
Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm
1975 - 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 - 1985.
- Mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, giải thích được nguyên
nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1991.
- Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới. 2. Năng lực. 2.1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học qua việc đọc SGK, trả lời câu hỏi hoặc tìm hiểu bài
trước khi đến lớp theo hướng dẫn của GV.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi để
thực hiện các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực đặc thù.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu lịch
sử Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: trình bày được sự thống nhất đất nước về
mặt Nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng
biên giới phía Bắc trong những năm 1975 - 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển
đảo; nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976
- 1985; mô tả được đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta; nêu được kết quả
và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1991.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải thích được nguyên nhân, đánh giá
được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối đổi mới. 1 3. Phẩm chất.
Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tinh thần đổi mới
trong lao động, công tác, học tập, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường
lối đổi mới đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tranh, ảnh, số liệu về kinh tế Việt Nam trước Đổi mới, bầu cử Quốc hội thống
nhất năm 1976, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, nhà máu thuỷ điện Hoà Bình.
- Phim tài liệu, clip về tình hình Việt Nam trước Đổi mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động mở đầu. a) Mục tiêu
Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng
khởi, kích thích sự tò mò của HS để dẫn dắt vào bài mới.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để dẫn dắt vào bài học.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy nháp, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi 2 - 3 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung thêm thông tin (nếu có).
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét câu trả lời, chọn ý để dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới..
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu công cuộc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước a) Mục tiêu
HS lí giải được lí do phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước và
trình bày được nét chính về quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. 2
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV cho HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin và tư liệu trong SGK để thực
hiện yêu cầu: Hãy cho biết vì sao cần phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS khai thác tư liệu 1, thông tin phần chữ nhỏ để giải thích lí do phải thống nhất
đất nước về mặt Nhà nước
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận. GV mời 1 - 2 HS trình bày.
* Bước 4: GV nhận xét câu trả lời và kết luận như sau:
+ Sau Đại thắng Xuân 1975, đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi
miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau: Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Thực tế
đó là trái với nguyện vọng của nhân dân cả nước là muốn Việt Nam có một chính
phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
+ Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước là một yêu cầu tất yếu, khách
quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của
nhân dân cả nước, tạo cơ sở pháp lí để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực
khác. Đồng thời, tạo ra điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện
của Tổ quốc và nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
* Bước 5: Mở rộng.
GV nêu yêu cầu: Chia sẻ những điêu em biết về ý nghĩa của Quốc huy nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
GV hướng dẫn để HS nêu được: Quốc huy là biểu tượng của đất nước, của dân
tộc, có hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông
lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Trong đó, 5 cánh của ngôi sao là đại diện cho năm tầng lớp: sĩ, nông, công,
thương, binh; hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp;
bánh xe tượng trưng cho công nghiệp,... 3
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ a) Mục tiêu.
HS trình bày được nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới
Tây Nam, vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 - 1979 và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
b) Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV nêu yêu cầu: Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây
Nam, vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 - 1979. Với yêu cầu này,
GV có thể chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
GV hướng dẫn nhóm HS khai thác thông tin trong SGK để làm rõ được những nội
dung sau: Vì sao nhân dân Việt Nam phải tiếp tục cầm vũ khí đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc? Vì sao nhân dân Việt Nam phải đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo? Diễn
biến, kết quả và ý nghĩa của các cuộc đấu tranh đó.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm khai thác thông tin trong SGK, thảo luận theo các câu hỏi của GV.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các bạn khác trong nhóm có thể bổ
sung (nếu có). HS có thể nêu ý nghĩa của Hình 18.3 để thấy được sự khốc liệt của
cuộc chiến và quyết tâm của dân tộc nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- HS nêu được các nội dung:
Trước những hành động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền một cách ngang nhiên
của chính quyền Pôn Pốt và Trung Quốc, Việt Nam đã ra tuyên bố nêu rõ hành
động sai trái, thể hiện thiện chí muốn giải quyết vấn đề biên giới bằng con đường 4


zalo Nhắn tin Zalo