Giáo án Bài 21 Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

318 159 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 31 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(318 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…
BÀI 21: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức HS học về:
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương (1885 – 1896).
- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám (1884 – 1913). 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay
theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm
và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy
logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu
lịch sử (21.1, 21.2, 21.3, 21.4) và phần Nhân vật lịch sử trong SGK, dưới sự
hướng dẫn của GV để tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào
chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu trong phong trào Cần vương (1885 – 1896); Trình bày được những nét cơ bản
của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).


- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học về phong trào
chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX để: thiết kế một ddoabnj
video clip giới thiệu về một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong
trào Cần Vương; Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về một trong các lãnh tụ tiêu
biểu của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, hoặc sự hi sinh anh
dũng của các nghĩa quân trong những cuộc khởi nghĩa. 3. Phẩm chất
- Thể hiện lòng tự hào, trân trọng sự đấu tranh và hi sinh anh dũng của các lãnh tụ
và nghĩa quân yêu nước trong phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Lược đồ, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu một số hình ảnh về con đường, trường học, di tích lịch sử
gắn liền với tên tuổi của các nhân vật: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và yêu cầu
HS trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết về các nhân vật lịch sử này, cũng như
các sự kiện liên quan.


c. Sản phẩm: Những hiểu biết về Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và các sự kiện
liên quan đến hai nhân vật này.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát một số hình ảnh về con đường, trường học, di
tích lịch sử gắn liền với tên tuổi của các nhân vật: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám.
Con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với Phan Đình Phùng
Con đường, trường học, di tích lịch sử gắn liền với Hoàng Hoa Thám
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết về các nhân
vật lịch sử này, cũng như các sự kiện liên quan.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận


- GV mời đại diện 1 – 2 HS những hiểu biết về Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và
các sự kiện liên quan đến hai nhân vật này.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Phan Đình Phùng (1847 – 1896):
Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống lại thực dân Pháp trong phong trào Cần Vương.
Trong thế kỷ XIX, ông là sĩ phu Nho giáo nổi bật nhất tham gia vào các chiến dịch
quân sự chống Pháp. Trong thế kỷ XX, sau khi đã qua đời, Phan Đình Phùng vẫn
được những người theo chủ nghĩa dân tộc tôn vinh như một vị anh hùng dân tộc.
Ông nổi tiếng với những ý chí và nguyên tắc sắt đá của bản thân – không chịu đầu
hàng ngay cả khi quân Pháp quật mồ mả tổ tiên, bắt giữ và dọa giết gia đình.
+ Hoàng Hoa Thám (1858 – 1913):
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp (1885 – 1913).
Bằng chiến thuật du kích tài tình, ông đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và
đã gây cho họ những tổn thất nặng nề.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sau khi buộc Triều Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884),
Pháp dù đã cơ bản đặt được ách thống trị trên toàn bộ Việt Nam nhưng quân Pháp còn
phải mất hơn 10 năm liên tục, hao quân, tốn của, dùng quân sự hòng đàn áp các cuộc
phản kháng của nhân dân Việt Nam. Vậy, phong trào chống Pháp những năm cuối thế kỉ
XIX diễn ra như thế nào? Có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào? Chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân
dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Phong trào Cần vương (1885 – 1896)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:


zalo Nhắn tin Zalo