Giáo án Bài 5: Bảo vệ hoà bình Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo

24 12 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: GDCD
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 20 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa GDCD 9 Chân trời sáng tạo.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(24 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 5: BẢO VỆ HÒA BÌNH (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình; các biểu hiện của hòa bình.
- Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.
- Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình.
- Biết lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hòa bình.
- Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa. 2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và
GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm,
có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc
làm của bản thân và những người xung quanh trong việc bảo vệ hòa bình.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được
biểu hiện của hòa bình, lí do cần bảo vệ hòa bình và nêu được các biện pháp
thúc đẩy và bảo vệ hòa bình. 3. Phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái và trách nhiệm: trong việc bảo vệ hòa bình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9. - Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện nội dung về hòa bình,
bảo vệ hòa bình, các cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa,...
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học
tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận thức về các hành động bảo vệ hòa bình thông qua việc kể chuyện và thảo luận.
- Khuyến khích sự sáng tạo và giao tiếp. b. Nội dung:
- Học sinh tham gia vào hoạt động kể chuyện liên quan đến các tình huống,
hành động bảo vệ hòa bình, sau đó thảo luận về các câu chuyện.
c. Sản phẩm học tập: Những câu chuyện hoặc tình huống sáng tạo về bảo vệ
hòa bình và bài học rút ra từ những câu chuyện đó.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Giáo viên giải thích hoạt động “Kể chuyện hòa bình” và mục tiêu của hoạt động.
- Yêu cầu học sinh nghĩ về một câu chuyện hoặc tình huống liên quan đến bảo
vệ hòa bình (có thể là một câu chuyện thật, giả tưởng, hoặc một tình huống trong cộng đồng).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh sẽ có khoảng 2-3 phút để nghĩ ra một câu chuyện ngắn và chuẩn bị
để kể cho các bạn trong lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 4 - 5 bạn đại diện cho lớp kể câu chuyện của mình.
- Sau khi tất cả học sinh đã kể xong câu chuyện, giáo viên và học sinh cùng
thảo luận về các câu chuyện.
- Giáo viên hỏi các câu hỏi như: “Những hành động, nội dung nào trong câu
chuyện thể hiện bảo vệ hòa bình?” và “Chúng ta có thể học được gì từ câu
chuyện này về việc bảo vệ hòa bình?”
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết các điểm chính từ các câu chuyện và nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc hành động để bảo vệ hòa bình.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: “Hôm nay, qua hoạt động ‘Kể Chuyện Hòa
Bình’, các em đã chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa và tình huống thú vị về
bảo vệ hòa bình. Những câu chuyện này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về tầm quan trọng của hòa bình mà còn khuyến khích chúng ta suy nghĩ về các
hành động cụ thể để bảo vệ nó. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về các cách bảo vệ
hòa bình trong bài học hôm nay - Bài 5. Bảo vệ hòa bình.”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận và giải các câu đố trong bộ câu hỏi. Các nhóm cần trả lời
các câu hỏi và chuẩn bị giải thích cho các câu trả lời của mình.
- Giáo viên có thể hỗ trợ các nhóm trong quá trình giải câu đố nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện của các nhóm trả lời trước lớp và giải thích vì sao chọn đáp án đó.
- Giáo viên và học sinh khác thảo luận về các câu trả lời, làm rõ ý nghĩa và liên hệ với thực tiễn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.
- Kết thúc hoạt động bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ hòa
bình và liên kết với nội dung bài học tiếp theo.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: “Sau khi giải các câu đố về bảo vệ hòa
bình, các em đã cùng nhau khám phá các tình huống và thông tin quan trọng
liên quan đến hòa bình. Những câu đố này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các
cách bảo vệ hòa bình và ứng xử trong các tình huống khác nhau. Hôm nay,
chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này trong bài học - Bài 5. Bảo vệ hòa bình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa và biểu hiện của hoà bình
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thế nào là hoà bình; các
biểu hiện của hoà bình và giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình. b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.27 – 28 và thực hiện yêu cầu:
+ Từ nội dung trên, theo em, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã
gây ra hậu quả gì cho Việt Nam?
+ Em nhận xét như thế nào về sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến
tranh? Từ đó, giải thích vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.
+ Em hiểu thế nào là hoà bình, biểu hiện của hoà bình?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm hoạt động cộng đồng và ý
nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm hoạt động cộng đồng và
ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Khám phá thông tin SGK tr.27-28
1. Tìm hiểu khái niệm, ý


zalo Nhắn tin Zalo