ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II - MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 9
PHẦN I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
- Quản lí thời gian hiệu quả: + Khái niệm.
+ Ý nghĩa của việc quản lí thời gian.
+ Cách quản lí thời gian hiệu quả.
- Thích ứng với thay đổi:
+ Một số thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của em và gia đình.
+ Một số biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống. - Tiêu dùng thông minh: + Khái niệm.
+ Ý nghĩa của việc tiêu dùng thông minh.
+ Cách tiêu dùng thông minh.
PHẦN II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo
mục tiêu đã đặt ra - được gọi là
A. Quản lí thời gian hiệu quả.
B. Xây dựng kế hoạch học tập.
C. Xác định mục tiêu học tập.
D. Xây dựng mục tiêu cá nhân.
Câu 2. Quản lí thời gian hiệu quả là cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để
A. giải quyết mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
B. tận dụng các cơ hội để phát triển, hoàn thiện bản thân.
C. hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra.
D. học hỏi, rèn luyện thêm nhiều kiến thức, kĩ năng mới.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự cần thiết của việc quản lí thời gian hiệu quả?
A. Khiến ta bị động trước các vấn đề trong cuộc sống.
B. Góp phần nâng cao năng suất lao động, học tập.
C. Góp phần giảm áp lực, tạo động lực phấn đấu.
D. Giúp mỗi người từng bước hoàn thiện bản thân.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cách quản lí thời gian hiệu quả?
A. Xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.
B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.
C. Thực hiện kế hoạch một cách hời hợt.
D. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.
Câu 5. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã quản lí thời gian thiếu hiệu quả?
Trường hợp. Gần đến kì kiểm tra giữa học kì nhưng bạn C chỉ xem bài qua loa một chút rồi lại chơi điện tử
đến tận khuya, cuối tuần, thường đi chơi cùng các bạn. Thấy vậy, chị V nhắc nhở V cần cố gắng hơn. Khi
được chị gái góp ý, bạn C trả lời: “Còn hai tuần nữa em mới thi, chẳng có gì phải vội”. A. Bạn C. B. Chị V. C. Bạn C và chị V.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 6. Nếu là bạn thân của bạn K và B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Trường hợp. Đầu năm học lớp 9, bạn K và bạn B đăng kí tham gia thi đội tuyển học sinh giỏi và câu lạc bộ
thể thao của trường. Trong khi chưa kịp xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện thì hai bạn đã đăng kí tham
gia cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh ngay khi thấy thông báo của nhà trường. Tuy nhiên, cả
bạn K và bạn B đều chưa rõ mình sẽ lựa chọn đề tài nghiên cứu nào. Do thực hiện nhiều công việc cùng một
lúc nên việc học tập, rèn luyện thể dục thể thao của hai bạn đều gặp khó khăn.
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Khuyên hai bạn bỏ cuộc, vì có cố gắng cũng không đạt kết quả gì.
C. Chỉ trích, phê bình các bạn gay gắt vì không biết sắp xếp, quản lí thời gian.
D. Khuyên hai bạn nên xây dựng kế hoạch rèn luyện và quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.
Câu 7. Em hãy tư vấn cách giải quyết phù hợp cho bạn A trong trường hợp sau:
Trường hợp. Bạn A xác định mục tiêu công việc cần thực hiện trong Học kì I là: cải thiện kết quả học tập
từ loại khá lên loại giỏi; tự học thêm một môn ngoại ngữ yêu thích; học võ cổ truyền; tham gia câu lạc bộ thể
dục thể thao. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, bạn A cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.
A. Bạn A nên bỏ cuộc vì có cố gắng cũng không đạt được kết quả gì.
B. Bạn A nên xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện hợp lí, khoa học.
C. Bạn A nên dành phần lớn thời gian để giải trí, tránh căng thẳng.
D. Bạn A cần bỏ bớt các mục tiêu, chỉ cần thực hiện một mục tiêu là đủ.
Câu 8. Em hãy nhận xét cách quản lí thời gian của bạn T trong trường hợp sau.
Trường hợp. Bạn T rất thích bóng đá, ngoài giờ học chính khoá ở trường, bạn dành phần lớn thời gian cho
việc chơi bóng đá. Thậm chí, buổi trưa và buổi chiều, bạn đều tranh thủ ở lại trường để xem hoặc chơi bóng
tới muộn mới về. Tối nào về nhà, T đều bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung học. Bạn thường
xuyên không hoàn thành hết bài tập trước khi tới lớp.
A. Bạn T đã biết cách quản lí thời gian, khi dành phần lớn thời gian cho đam mê của mình.
B. Bạn T chưa biết cách quản lí thời gian; chưa cân đối được thời gian giữa học tập và giải trí.
C. Cách quản lí thời gian của T rất hợp lí, khoa học; cân đối giữa học tập và vui chơi giải trí.
D. Bạn T quản lí thời gian chưa hiệu quả; T cần loại bỏ sở thích đá bóng để tập trung vào học.
Câu 9. Những thay đổi đến từ môi trường có thể xảy ra với mỗi cá nhân và gia đình là
A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. thay đổi chỗ ở; thay đổi thu nhập.
D. sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Câu 10. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với nỗi đau mất mát người thân; sự xáo trộn do
thay đổi chỗ ở, thay đổi nguồn thu nhập,… - đó là những thay đổi đến từ phía A. môi trường. B. gia đình.
C. chính sách pháp luật. D. khoa học – công nghệ.
Câu 11. Mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với những thay đổi nào đến từ sự phát triển của khoa học – công nghệ? A. Thiên tai (bão lụt…). B. Biến đổi khí hậu.
C. Máy móc tự động hóa. D. Sức khỏe suy giảm.
Câu 12. Trong trường hợp sau, gia đình bạn K phải đối mặt với khó khăn nào?
Trường hợp. Bạn K có mẹ làm công nhân và bố làm kĩ sư. Trong khi làm việc, không may mẹ của bạn K bị
tai nạn lao động phải năm viện sáu tháng. Thời gian đầu, mọi sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn. Bố bạn K
phải xin nghỉ việc không lương để vào bệnh viện chăm sóc mẹ. Bạn K phải thay bố mẹ quán xuyến công việc gia đình.
A. Cuộc sống bị xáo trộn do thay đổi môi trường sống.
B. Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
C. Sức khỏe người thân và thu nhập gia đình bị suy giảm.
D. Thất nghiệp do nhà máy áp dụng các máy móc hiện đại.
Câu 13. Trong trường hợp dưới đây, bạn C và gia đình đã phải đối mặt với sự thay đổi nào?
Trường hợp. Lên cấp hai, bố bạn C làm ăn thua lỗ, bị phá sản. Bạn C chia sẻ: “Đúng là chuyện gì cũng có
thể xảy ra. Trước kia, mình không bao giờ nghĩ đến việc bố bị phá sản, phải bán nhà. Đến khi có chuyện, mẹ
và mình đã rất lo lắng". A. Biến đổi khí hậu.
B. Điều kiện kinh tế suy giảm.
C. Thay đổi môi trường sống.
D. Sự phát triển của công nghệ.
Câu 14. Trong tình huống sau, bạn M và gia đình đã phải đối mặt với khó khăn nào?
Tình huống. Bố mẹ M là công nhân. Trước đây, công ty phát triển tốt nên thu nhập của gia đình ổn định, đủ
trang trải cho cuộc sống hằng ngày của cả gia đình và chi phí cho học hành của hai anh em M. Nhưng năm
nay, công ty của mẹ M giảm biên chế nên mẹ M phải nghỉ việc ở công ty.
A. Thay đổi môi trường sống.
B. Sức khỏe của người thân suy giảm.
C. Nguồn thu nhập bị giảm sút. D. Mất mát người thân.
Câu 15. Nội dung nào sau đây là biện pháp ứng phó với thay đổi trong cuộc sống?
A. Hoảng loạn trước sự thay đổi.
B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
C. Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực.
D. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp đối phó với những thay đổi trong cuộc sống?
A. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
B. Bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, tình huống.
C. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận. D. Tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.
Câu 17. Đọc tình huống sau và cho biết: anh V đã làm gì để ứng phó với sự thay đổi?
Tình huống. Anh V là một vận động viên điền kinh. Trong một lần tham gia thi đấu, không may, anh bị chấn
thương. Sau khi được bác sĩ kết luận gãy xương chân phải bắt vít sẽ không thể chạy điển kinh được nữa, anh
V rất buồn và thất vọng. Bao nhiêu dự định của anh vẫn còn dang dở. Tuy nhiên, anh V tự nhủ rằng: “Có
buồn hay thất vọng thì chân mình cũng đã gãy rồi. Mình không có cách nào ngoài việc đối diện với sự thật và vượt qua nó".
A. Hoảng loạn trước sự thay đổi.
B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
C. Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực.
D. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.
Câu 18. Chủ thể nào sau đây đã có cách ứng phó tích cực trước những thay đổi trong cuộc sống?
A. Khi mẹ bị ốm, bạn M chỉ khóc rồi nhờ đến sự giúp đỡ của người thân.
B. Bạn K giúp mẹ quán xuyến công việc gia đình khi bố mẹ vắng nhà.
C. Bạn Y hay suy nghĩ theo hướng tiêu cực khi đối diện với khó khăn.
D. Để có tiền trả nợ, anh K đã dồn toàn bộ số tiền còn lại vào chơi cờ bạc.
Câu 19. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh V lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe theo
lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh V vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được chút tiền về
trả nợ. Mặt khác, anh V cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh V đã mượn rượu để
đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị A).
Câu hỏi: Nếu là người thân của chị A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.
B. Khuyên chị A hãy mạnh mẽ đánh lại anh V nếu bị anh V tấn công.
C. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.
D. Khuyên chị A nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.
Câu 20. P sinh ra và lớn lên tại một bản làng nghèo ở vùng núi phía Bắc. Khi P (14 tuổi), đang học ở trường
phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, P đã bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng. Nếu là bạn thân của P, em nên
lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Khuyên P nên làm theo lời của bố mẹ để gia đình được hòa thuận.
B. An ủi P; khuyên P nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo chủ nhiệm.
C. Mặc kệ, không quan tâm vì chuyện đó không liên quan đến mình.
D. Khuyên P bỏ trốn đi một nơi thật xa để bố mẹ không thể tìm thấy.
Câu 21. Em đồng tình với việc làm nào dưới đây?
A. Trời mưa rất to, sấp sét đùng đoàng, hai bạn L và H vẫn đạp xe về nhà.
B. Đang có sấm sét, banh M vẫn thản nhiên sử dụng ti vi, điện thoại.
Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Giáo dục công dân 9 (form mới)
10
5 lượt tải
40.000 ₫
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 9 Giữa kì 2 theo cấu trúc mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi GDCD 9.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(10 )5
4
3
2
1
![](/assets/images/avatar.png)
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
![](/assets/images/avatar.png)
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)