Giáo án Bài 8 Địa lí 6 Cánh diều (2024): Xác định phương hướng ngoài thực địa

287 144 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Địa Lý
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ giáo án Địa lí 6 Cánh diều được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 3/2024.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Địa lí 6 Cánh diều năm 2023 mới, chuẩn nhất (Tặng kèm đề kiểm tra giữa kì, cuối kì) được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Địa lí 6 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(287 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
BÀI 8. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC ĐỊA
(Thời lượng dạy 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS sẽ: Xác định được phương hướng ngoài thực địa
2. Về năng lực
Năng lực đặc thù môn Địa lí.
Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Dựa vào Mặt Trời, la bàn để có thể xác định được
phương hướng ngoài thực tế.
- Năng lực tìm hiểu Địa lí:
+ Đọc văn bản: Khai thác kiến thức từ phần kênh chữ trong SGK, thông tin trên mạng
internet.
+ Tổ chức học tập thực địa: Biết sử dụng la bàn các công cụ, quan sát hình ảnh
thực tế (bóng nắng, hướng Mặt Trời mọc - lặn) để từ đó xác định phương hướng
chính xác, ghi chép lại kết quả và báo cáo.
+ Khai thác Internet phục vụ môn học: tìm hiểu các cách xác định phương hướng,
cách sử dụng la bàn.
- Năng lực vận dụng kiến thức, năng đã học: Vận dụng kiến thức để giải quyết các
tình huống có thể gặp phải, chẳng hạn như bị lạc khi đi tham quan, du lịch…
Năng lực chung : tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề
sáng tạo thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập
thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống vấn đề đặt ra
trong bài học.
3. Về phẩm chất
Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực và
trách nhiệm, nhân ái khi thực hiện hỗ trợ nhau cùng hoàn thành các nhiệm vụ học
tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Bộ sách Cánh Diều)
- La bàn/ điện thoại thông minh (có la bàn)
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
- Cây sào dài khoảng 1 – 2 m.
- Video, tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Nội dung HS đã chuẩn bị ở nhà theo sự phân công của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, từ đó tạo tâm thế học tập hứng thú cho học
sinh.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân, suy luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV nêu tình huống: Hãy tưởng tượng nếu như con bị lạc giữa một vùng
rừng núi, một cánh đồng mênh mông xa khu dân cư, hoặc trên một con tàu lênh đênh
ngoài biển khơi…và con đang bị mất phương hướng. Để xác định được phương
hướng, từ đó tìm ra được hướng đi cho mình, con sẽ làm gì?
- Bước 2: HS suy nghĩ để giải quyết vấn đề nêu trong tình huống. HS có thể giả thiết
có la bàn/ điện thoại thông minh…GV cũng nêu giả thiết không có những dụng cụ đó
thì con sẽ làm như thế nào?
- Bước 3: GV gọi HS trả lời, HS khác bổ sung.
- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài: Như vậy, khi bị mất phương hướng, chúng ta có thể sử
dụng la bàn/la bàn trong điện thoại thông minh/dựa vào Mặt Trời…Tuy nhiên, không
phải ai cũng biết xác định phương hướng trên thực tế dựa vào những dụng cụ đó. Tiết
học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách xác định được phương hướng ngoài thực
tế bằng la bàn, quan sát hướng Mặt Trời mọc hoặc bằng quan sát sự dịch chuyển của
bóng nắng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng la bàn, quan sát Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn
và sự dịch chuyển của bóng nắng để xác định phương hướng
a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng la bàn, trình bày được cách xác định phương hướng
dựa vào la bàn, quan sát Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn sự dịch chuyển của bóng
nắng.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
b. Nội dung: HS dựa vào nội dung đã tìm hiểu, thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến.
c. Sản phẩm: Báo cáo của HS.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV tiến hành giao nhiệm vụ cho HS như sau:
+ Nhiệm vụ 1: GV nhắc lại công việc đã giao từ tiết trước:
• Tổ 1, 3 tìm hiểu cách xác định phương hướng dựa vào quan sát Mặt Trời mọc, Mặt
Trời lặn, sự dịch chuyển của bóng nắng.
• Tổ 2, 4: Tìm hiểu cấu tạo của la bàn và cách sử dụng la bàn để xác định phương
hướng.
GV yêu cầu HS của từng tổ làm việc theo nhóm 2 – 3 HS (nhóm chuyên gia) thống
nhất lại nội dung đã tìm hiểu ở nhà trong thời gian 3 phút.
+ Nhiệm vụ 2: GV hình thành nhóm mới ( nhóm mảnh ghép) và giao nhiệm vụ:
• GV chia lớp thành các nhóm 4 HS (2 HS tổ 1 + 2 HS tổ 2 hoặc 2 HS tổ 3 + 2 HS tổ
4).
• Nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận, thống nhất ý kiến về các nội dung đã được tìm
hiểu.
- Bước 2: HS dựa vào nội dung đã tìm hiểu ở nhà, thảo luận, thống nhất ý kiến.
- Bước 3: GV gọi HS trình bày cách xác định phương hướng.
- Bước 4: GV tổng hợp ý kiến, chính xác hoá kiến thức. HS ghi chép vào vở
* Cách xác định dựa vào la bàn:
+ Sử dụng la bàn cầm tay:
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
• Đặt la bàn cố định trong lòng bàn tay sao mũi tên trên tấm thước hướng thẳng về
phía cần xác định phương hướng, lưu ý tránh xa các vật kim loại làm ảnh hưởng đến
nam châm.
• Nhìn vào hướng kim chỉ, xác định hướng bắc - nam, rồi xác định các hướng còn lại.
• Dựa vào số độ trên la bàn, biết được độ lệch hướng của các đối tượng địa lí so với
hướng bắc.
+ Sử dụng la bàn điện thoại:
• Mở ứng dụng la bàn trên điện thoại: trên màn hình la bàn sẽ hiển thị 4 hướng chính
là đông tây nam bắc, số đo vị trí độ và kết quả hiển thị kinh vĩ độ ở vị trí hiện tại.
• Đặt đầu điện thoại hướng về phía mà mình muốn đi sau đó giữ yên thiết bị (tốt nhất
là đặt trên mặt phẳng ngang), kết quả trên màn hình sẽ hiển thị cho chúng ta biết
hướng, lệch góc bao nhiêu độ so với hướng bắc và toạ độ vị trí chúng ta đang đứng.
* Cách xác định dựa vào bóng nắng
+ Cắm một gậy (có chiều cao từ 1 – 2 m) xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy ta đặt
là T. (hình 1)
+ Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là
Đ (hình 2)
+ Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ với đầu T chỉ hướng Tây và đầu Đ chỉ hướng
Đông.
+ Dựa trên trục Đông – Tây, ta dễ dàng xác định các hướng còn lại.
Lưu ý khi xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc – lặn:
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85
Đây là bản xem thử, vui lòng mua tài liệu để xem chi tiết (có lời giải)
+ 9 – 10 giờ sáng, Mặt Trời ở chếch về hướng Đông Nam, 15 – 16 giờ chiều Mặt Trời
ở chếch về hướng Tây Nam.
+ Ở ngoài thực địa, khi đã xác định được phương hướng bằng cách quan sát Mặt
Trời mọc – lặn, cần tìm 1 địa vật ( đỉnh núi cao, cây cao, tháp cao…) để làm mốc
định hướng di chuyển.
Hoạt động 2: Thực hành cách xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời
mọc, Mặt Trời lặn và sự dịch chuyển của bóng nắng
a. Mục tiêu: HS xác định được phương hướng ngoài thực địa (hướng của nhà mình,
của trường học, của vị trí mình đang đứng đến 1 đối tượng nào đó)
b. Nội dung: HS dựa vào nội dung đã tìm hiểu hoạt động 1 để tiến hành xác định
phương hướng ngoài thực tế
c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả việc xác định của HS
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV tiến hành giao nhiệm vụ cho HS
+ Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 HS như hoạt động 1, tiến hành
xác định phương hướng bằng cách quan sát Mặt Trời mọc – lặn và sự dịch chuyển của
bóng nắng.
1. Phương hướng của vị trí HS đang đứng
2. Hướng của toà nhà có lớp học của mình
3. Hướng của cửa chính lớp học đến cổng trường
4. Hướng từ lớp học đến căng tin….
+ Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS sử dụng la bàn để kiểm tra lại kết quả.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi chép lại kết quả vào báo cáo. HS làm tốt hướng
dẫn cho HS làm chưa tốt. GV bao quát lớp, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của HS.
Bước 3: GV kiểm tra cách đo của 1 số nhóm xem đã đúng chưa. Kết quả đo bằng la
bàn cầm tay và la bàn trong điện thoại có trùng nhau không.
Bước 4: GV tổng kết, nhận xét tinh thần làm việc, nề nếp, kỉ luật của tiết thực hành.
3. Hoạt động vận dụng ( HS thực hiện ở nhà)
a. Mục tiêu: HS rèn luyện thành thạo kĩ năng xác định phương hướng ngoài thực địa.
Mọi thắc mắc vui lòng xin liên hệ hotline: 084 283 45 85

Mô tả nội dung:



BÀI 8. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC ĐỊA
(Thời lượng dạy 1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Học xong bài này, HS sẽ: Xác định được phương hướng ngoài thực địa 2. Về năng lực
Năng lực đặc thù môn Địa lí.
Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Dựa vào Mặt Trời, la bàn để có thể xác định được
phương hướng ngoài thực tế.
- Năng lực tìm hiểu Địa lí:
+ Đọc văn bản: Khai thác kiến thức từ phần kênh chữ trong SGK, thông tin trên mạng internet.
+ Tổ chức học tập ở thực địa: Biết sử dụng la bàn và các công cụ, quan sát hình ảnh
thực tế (bóng nắng, hướng Mặt Trời mọc - lặn) để từ đó xác định phương hướng
chính xác, ghi chép lại kết quả và báo cáo.
+ Khai thác Internet phục vụ môn học: tìm hiểu các cách xác định phương hướng, cách sử dụng la bàn.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức để giải quyết các
tình huống có thể gặp phải, chẳng hạn như bị lạc khi đi tham quan, du lịch… ⮚
Năng lực chung : tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và
thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. 3. Về phẩm chất
Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực và
trách nhiệm, nhân ái khi thực hiện và hỗ trợ nhau cùng hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Bộ sách Cánh Diều)
- La bàn/ điện thoại thông minh (có la bàn)


- Cây sào dài khoảng 1 – 2 m.
- Video, tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Nội dung HS đã chuẩn bị ở nhà theo sự phân công của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, từ đó tạo tâm thế học tập và hứng thú cho học sinh.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân, suy luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV nêu tình huống: Hãy tưởng tượng nếu như con bị lạc giữa một vùng
rừng núi, một cánh đồng mênh mông xa khu dân cư, hoặc trên một con tàu lênh đênh
ngoài biển khơi…và con đang bị mất phương hướng. Để xác định được phương
hướng, từ đó tìm ra được hướng đi cho mình, con sẽ làm gì?
- Bước 2: HS suy nghĩ để giải quyết vấn đề nêu trong tình huống. HS có thể giả thiết
có la bàn/ điện thoại thông minh…GV cũng nêu giả thiết không có những dụng cụ đó
thì con sẽ làm như thế nào?
- Bước 3: GV gọi HS trả lời, HS khác bổ sung.
- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài: Như vậy, khi bị mất phương hướng, chúng ta có thể sử
dụng la bàn/la bàn trong điện thoại thông minh/dựa vào Mặt Trời…Tuy nhiên, không
phải ai cũng biết xác định phương hướng trên thực tế dựa vào những dụng cụ đó. Tiết
học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách xác định được phương hướng ngoài thực
tế bằng la bàn, quan sát hướng Mặt Trời mọc hoặc bằng quan sát sự dịch chuyển của bóng nắng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng la bàn, quan sát Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn
và sự dịch chuyển của bóng nắng để xác định phương hướng
a. Mục tiêu: HS biết cách sử dụng la bàn, trình bày được cách xác định phương hướng
dựa vào la bàn, quan sát Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn và sự dịch chuyển của bóng nắng.


b. Nội dung: HS dựa vào nội dung đã tìm hiểu, thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến.
c. Sản phẩm: Báo cáo của HS.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV tiến hành giao nhiệm vụ cho HS như sau:
+ Nhiệm vụ 1: GV nhắc lại công việc đã giao từ tiết trước:
• Tổ 1, 3 tìm hiểu cách xác định phương hướng dựa vào quan sát Mặt Trời mọc, Mặt
Trời lặn, sự dịch chuyển của bóng nắng.
• Tổ 2, 4: Tìm hiểu cấu tạo của la bàn và cách sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
GV yêu cầu HS của từng tổ làm việc theo nhóm 2 – 3 HS (nhóm chuyên gia) thống
nhất lại nội dung đã tìm hiểu ở nhà trong thời gian 3 phút.
+ Nhiệm vụ 2: GV hình thành nhóm mới ( nhóm mảnh ghép) và giao nhiệm vụ:
• GV chia lớp thành các nhóm 4 HS (2 HS tổ 1 + 2 HS tổ 2 hoặc 2 HS tổ 3 + 2 HS tổ 4).
• Nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận, thống nhất ý kiến về các nội dung đã được tìm hiểu.
- Bước 2: HS dựa vào nội dung đã tìm hiểu ở nhà, thảo luận, thống nhất ý kiến.
- Bước 3: GV gọi HS trình bày cách xác định phương hướng.
- Bước 4: GV tổng hợp ý kiến, chính xác hoá kiến thức. HS ghi chép vào vở
* Cách xác định dựa vào la bàn:
+ Sử dụng la bàn cầm tay:


• Đặt la bàn cố định trong lòng bàn tay sao mũi tên trên tấm thước hướng thẳng về
phía cần xác định phương hướng, lưu ý tránh xa các vật kim loại làm ảnh hưởng đến nam châm.
• Nhìn vào hướng kim chỉ, xác định hướng bắc - nam, rồi xác định các hướng còn lại.
• Dựa vào số độ trên la bàn, biết được độ lệch hướng của các đối tượng địa lí so với hướng bắc.
+ Sử dụng la bàn điện thoại:
• Mở ứng dụng la bàn trên điện thoại: trên màn hình la bàn sẽ hiển thị 4 hướng chính
là đông tây nam bắc, số đo vị trí độ và kết quả hiển thị kinh vĩ độ ở vị trí hiện tại.
• Đặt đầu điện thoại hướng về phía mà mình muốn đi sau đó giữ yên thiết bị (tốt nhất
là đặt trên mặt phẳng ngang), kết quả trên màn hình sẽ hiển thị cho chúng ta biết
hướng, lệch góc bao nhiêu độ so với hướng bắc và toạ độ vị trí chúng ta đang đứng.
* Cách xác định dựa vào bóng nắng
+ Cắm một gậy (có chiều cao từ 1 – 2 m) xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy ta đặt là T. (hình 1)
+ Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ (hình 2)
+ Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ với đầu T chỉ hướng Tây và đầu Đ chỉ hướng Đông.
+ Dựa trên trục Đông – Tây, ta dễ dàng xác định các hướng còn lại.
Lưu ý khi xác định phương hướng bằng quan sát Mặt Trời mọc – lặn:


zalo Nhắn tin Zalo