Giáo án Chủ đề chung 2 Lịch sử 8 Cánh diều: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

76 38 lượt tải
Lớp: Lớp 8
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Giáo án
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 29 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Cánh diều đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Bộ giáo án Lịch sử lớp 8 Cánh diều năm 2024 mới, chuẩn nhất được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt, trình bày chi tiết cho từng bài học và bám sát chương trình Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 Cánh diều.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(76 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


CHỦ ĐỀ 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được vị trí, phạm vi của các vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
- Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam.
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế biển và
bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử. 2. Năng lực
Năng lực chung: -
Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin về vấn đề chủ
quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. -
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư
duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức địa lí: thông qua việc xác định vị trí, phạm vi và chế độ pháp lí các
vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam); trình bày những nét
chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích những thuận lợi và khó
khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp
pháp của Việt Nam ở Biển Đông; trình bày quá trình xác lập chủ quyền biển
đảo của Việt Nam trong lịch sử.
- Tìm hiểu địa lí: việc khai thác tài liệu văn bản, internet… về vấn đề chủ quyền,
quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: xác định phạm vi của vùng
biển Việt Nam bao gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tự giác học tập, thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí. - Máy tính, máy chiếu.
- Tài liệu văn bản về chủ quyền biển đảo của nước ta (nếu có).
- Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (thời Minh Mệnh).
- Tranh ảnh về một số dấu mốc xác lập chủ quyền biển đảo Việt nam trong quá
khứ và một số hoạt động kinh tế ở nước ta.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu:
- Học sinh chia sẻ những hiểu biết cá nhân về biển đảo Việt Nam, từ đó GV có thể kết
nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi
liên quan đến biển đảo Việt Nam.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về 8 ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ô chữ bí mật
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật – trả lời các câu hỏi liên quan đến
biển đảo Việt Nam tìm ra ô chữ bí mật.
- GV phổ biến luật trò chơi:
+ Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.
+ Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.
- GV lần lượt nêu câu hỏi:
Câu 1 (3 chữ cái): Một loại thiên tai thường xảy ra ở Biển Đông.
Câu 2 (4 chữ cái): Một loại tài nguyên vô tận ở Biển Đông.
Câu 3 (7 chữ cái): Một hệ sinh thái ở biển nước ta có tính đa dạng và giá trị sinh học đặc biệt cao.
Câu 4 (7 chữ cái): Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở.
Câu 5 (9 chữ cái): Căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt
Nam và các vùng biển khác.
Câu 6 (4 chữ cái): Một quần đảo ở vịnh Bắc Bộ.
Câu 7 (8 chữ cái): Một quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam, trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Câu 8 (7 chữ cái): Một quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam, trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
Ô chữ bí mật (8 chữ cái): tên biển chung của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 8 ô chữ hàng ngang và hàng dọc.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. Câu 1: Bão. Câu 2: Muối.
Câu 3: Cỏ biển.
Câu 4: Nội thủy.
Câu 5: Đường cơ sở.
Câu 6: Cô tô.
Câu 7: Trường Sa.
Câu 8: Hoàng Sa.
Ô chữ chủ đề: Biển Đông. Ô CHỮ BÍ MẬT B Ã O M U I C B I N N I T H Y Đ Ư N G C Ơ S C Ô T Ô T R Ư N G S A H O À N G S A


zalo Nhắn tin Zalo