Bộ 5 đề thi giữa kì 1 Lịch sử&Địa Lý 9 Chân trời sáng tạo có đáp án

1.6 K 822 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Sử & Địa
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 5 đề giữa kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Lịch sử&Địa Lý 9 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử&Địa Lý 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1643 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – LỚP: 9 – NĂM HỌC: 2024 - 2025 Mức độ đánh giá STT Nội dung học tập Nhận biết
Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Phân môn Lịch sử 1
Nước Nga và Liên Xô từ 1918 đến 1945 2 2 2
Châu Âu và nước Mỹ từ 1918 đến 1945 2 2 1 3
Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 2 2 4
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) 1 1 Tổng số câu hỏi 7 0 7 0 0 1 Tỉ lệ 20% 20% 15% Phân môn Địa lí 1 Dân tộc và dân số 1 1 1 2
Phân bố dân cư và các loại hình quần cư 1 1 3
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 3 3 4 Công nghiệp 1 1 5 Dịch vụ 1 1 Tổng số câu hỏi 7 0 7 0 0 1 Tỉ lệ 20% 20% 15% Tỉ lệ chung 40% 30% 30%
PHÒNG GD&ĐT: ………….
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG: …………. Năm học : 2024-2025
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP: 9 Đề gồm …. trang
Thời gian làm bài: 45 phút;
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây
Câu 1. Liên Xô được thành lập bao gồm những nước nào sau đây?
A. Nga, Ba Lan, U-crai-na, Ngoại Cáp-ca-dơ.
B. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, Ba Lan, Lát-vi-a, Bê-lô-rút-xi-a.
D. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, Lát-vi-a, U-crai-na.
Câu 2. Trong những năm 1925 - 1941, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa theo đường lối ưu tiên phát triển A. công nghiệp nặng. B. công nghiệp trí tuệ. C. công nghiệp nhẹ. D. công nghiệp vũ trụ.
Câu 3. Tháng 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh
A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa. B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.
C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu Liên Xô đạt được trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1925 - 1941?
A. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Xô viết.
B. Tạo tiềm lực vững chắc để Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc.
C. Làm thất bại chính sách bao vây, cô lập và tiêu diệt Liên Xô của chủ nghĩa đế quốc.
D. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới.
Câu 5. Ý nào sau đây là mục tiêu của phong trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu?
A. Thành lập chính quyền do giai cấp tư sản tiến bộ lãnh đạo.
B. Xây dựng mô hình nhà nước mới theo kiểu nước Nga Xô viết.
C. Yêu cầu chính phủ kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Thành lập tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân.
Câu 6. Một trong những chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là
A. tham gia tích cực vào hoạt động của Hội Quốc liên.
B. liên kết với Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.
C. thực hiện và đề cao chủ nghĩa biệt lập truyền thống.
D. viện trợ cho Anh, Pháp chống lại sự xâm lược của Đức.
Câu 7. Một trong những nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nên giàu lên nhanh chóng.
B. Anh vươn lên mạnh mẽ, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
C. các nước tư bản ở châu Âu bước vào thời kì ổn định và phát triển phồn vinh.
D. các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp về kinh tế, mất ổn định về chính trị - xã hội.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào
cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu?
A. Ảnh hưởng của thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa phát xít.
C. Sự thành lập chính quyền Xô viết ở nước Nga.
D. Tinh thần đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
Câu 9. Trong năm 1930, ở khu vực Đông Nam Á, các Đảng cộng sản lần lượt được thành lập tại
A. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.
B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm.
C. Việt Nam, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
D. Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
Câu 10. Cuộc đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực ở Ấn Độ (1918 - 1939) diễn ra dưới nhiều
hình thức phong phú, ngoại trừ A. biểu tình hòa bình. B. tẩy chay hàng hóa Anh.
C. bãi khóa ở trường học. D. đấu tranh vũ trang.
Câu 11. Nguyên nhân chính khiến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản kéo dài trong
những năm 30 của thế kỉ XX là do
A. sự bất đồng trong giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh.
B. sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản.
C. sự can thiệp của các thế lực đế quốc vào Nhật Bản.
D. sự bất đồng giữa Thiên hoàng và chính phủ về cách thức thoát khỏi khủng hoảng.
Câu 12. Ý nào sau đây không đánh giá đúng vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào dân tộc ở
Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1945?
A. Phát động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hoa của Anh.
B. Tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Đoàn kết quần chúng nhân dân Ấn Độ, chống lại độc quyền sản xuất muối của thực dân Anh.
D. Thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ để đoàn kết công nhân và nhân dân lao động.
Câu 13. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Liên Xô đã
A. lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.
B. thực hiện trung lập, không tham gia các vấn đề bên ngoài lãnh thổ.
C. dung dưỡng, nhân nhượng, thỏa hiệp với các Đức, I-ta-li-a.
D. chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp chống phát xít.
Câu 14. Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước ngoặt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai khi quân Đồng
minh chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang giai đoạn phản công? A. Trận Béc-lin (5-1945).
B. Trận Xta-lin-grát (2-1943).
C. Trận Trân Châu Cảng (12-1941).
D. Trận Noóc-măng-đi (6-1944).
Phần 2. Tự luận (1,5 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm):
Cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 - 1933 đã để lại những hậu quả nào? Nêu nhận xét
của em về con đường thoát khỏi đại suy thoái của các nước tư bản châu Âu và nước Mỹ.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Thí sinh lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây
Câu 1. Xu hướng già hóa dân số nước ta không có biểu hiện nào sau đây?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học giảm.
B. Tỉ lệ nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng.
C. Tỉ lệ nhóm từ 0 đến 14 tuổi giảm.
D. Tuổi thọ trung bình dần tăng lên.
Câu 2. Dân số ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào dưới đây?
A. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai.
B. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh và môi trường.
C. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí và tài nguyên.
D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.
Câu 3. Biểu hiện của sự phân bố dân cư có sự thay đổi theo thời gian là
A. mật độ dân số ngày càng tăng.
B. dân nông thôn ít hơn thành thị.
C. dân cư tập trung ở đồng băng.
D. dân cư thưa thớt ở miền núi.
Câu 4. Nguyên nhân đô thị hóa ở nước ta là do
A. tác động của thiên tai, bão, triều cường.
B. nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.
C. quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. D. di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.


zalo Nhắn tin Zalo