Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Lịch sử&Địa lí 9 (dùng chung cả 3 sách)

15 8 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Sử & Địa
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương Giữa kì 2 Lịch sử&Địa lí 9 dùng chung cả 3 sách mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Lịch sử&Địa lí 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(15 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 9
PHẦN A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. GIỚI HẠN ÔN TẬP
- Chủ đề 4. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991:
+ Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Việt Nam từ năm 1946 đến 1954
+ Việt Nam từ năm 1954 đến 1975
+ Việt Nam từ năm 1976 - 1991
- Chủ đề 5. Thế giới từ năm 1991 đến nay:
+ Trật tự thế giới mới năm 1991 đến nay. Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
+ Châu Á từ năm 1991 đến nay II. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
2.1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1.
Một trong những biện pháp trước mắt để giải quyết khó khăn về nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. lập “Hũ gạo cứu đói".
B. thực hiện tăng gia sản xuất.
C. thực hiện khẩu hiệu “Tắc đất tấc vàng". D. thực hành tiết kiệm.
Câu 2. Một trong những biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. tăng gia sản xuất.
B. tổ chức “Ngày đồng tâm”.
C. điều hoà thóc gạo giữa các địa phương.
D. kêu gọi “Nhường cơm sẻ áo".
Câu 3. Một trong những biện pháp để giải quyết khó khăn về nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. ban hành bản Hiến pháp mới.
B. mở trường học phố thông các cấp.
C. thành lập Nha Bình dân học vụ.
D. xây dựng các trường đại học.
Câu 4. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ quân Pháp đã mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai?
A. Xả súng vào nhân dân Sài Gòn đang mít tinh mừng “Ngày độc lập".
B. Đòi thả hết tù binh Pháp và cho quân chiếm đóng một số nơi quan trọng.
C. Yêu cầu Việt Nam giải tán toàn bộ lực lượng vũ trang tại Sài Gòn.
D. Tấn công Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.
Câu 5. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ cuối năm 1946 vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Mưu đồ xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp.
B. Thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ.
C. Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của
Đảng đề ra vào cuối năm 1946?
A. Toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh.
B. Toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. Toàn dân tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 7. Thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân Việt Nam trong năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là
A. cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.
B. chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
C. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
D. chiến dịch Đông - Xuân năm 1953 - 1954.
Câu 8. Một trong những ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là
A. bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng và Chính phủ.
B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va của Pháp có sự hỗ trợ của Mỹ.
C. quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. làm phá sản bước đầu kế hoạch quân sự Na-va của thực dân Pháp.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?
A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va của thực dân Pháp.
B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C. Buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ.
D. Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Câu 10. Việc kí Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 có ý nghĩa nào sau đây đối với dân tộc?
A. Là mốc đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam.
B. Kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam.
C. Là mốc đánh dấu chế độ quân chủ ở Việt Nam đã hoàn toàn sụp đổ.
D. Chứng tỏ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước.
Câu 11. Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp những năm 1951 - 1953 là
A. thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh).
B. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng được triệu tập.
C. thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt).
D. thành lập các Uỷ ban Kháng chiến hành chính trong cả nước.
Câu 12. Từ cuối năm 1953 đến năm 1957, miền Bắc đã thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ nào sau đây? A. Cải cách giáo dục.
B. Thực hiện Tổng tuyển cử tự do.
C. Chống bình định của Mỹ. D. Cải cách ruộng đất.
Câu 13. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), miền Bắc đã thực hiện việc tiếp tế và
chi viện thường xuyên cho cách mạng miền Nam chủ yếu qua tuyến đường nào sau đây?
A. Đường hàng không. B. Đường Hồ Chí Minh. C. Đường chuyển ngân. D. Cao tốc Bắc - Nam.
Câu 14. Sự kiện nào sau đây trong hai năm 1959 - 1960 đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?
A. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi.
B. Thắng lợi của phong trào chống phá bình định ở miền núi.
C. Thắng lợi của cuộc đấu tranh phá ấp chiến lược.
D. Phong trào Thanh niên “Ba sẵn sàng” bùng nổ và giành thắng lợi ở Sài Gòn.
Câu 15. Từ trong phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, tổ chức nào sau đây đã ra đời?
A. Liên minh Nhân dân Việt - Miên - Lào.
B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh).
D. Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản để Đông Dương.
Câu 16. Để đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ (1961 - 1965), quân dân miền Nam đã phối hợp
chiến đấu trên những địa bàn chiến lược nào sau đây?
A. Rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
B. Các đô thị lớn có quân Mỹ đóng quân.
C. Khu vực đồng bằng, miền núi và thị trấn.
D. Vùng nông thôn có quân đội Sài Gòn đóng quân.
Câu 17. Trong các cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mỹ, thắng lợi
nào của quân dân miền Nam đã mở ra phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công"? A. Chiến thắng Bình Giã. B. Chiến thắng Ba Gia.
C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Ấp Bắc.
Câu 18. Bước vào năm 1968, Quân Giải phóng miền Nam có hoạt động quân sự lớn nào sau đây?
A. Mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
B. Dánh bại cuộc hành quân “tìm diệt” Việt Cộng của Mỹ.
C. Mở chiến dịch phản công quân Mỹ ở Đường 19 - Nam Lào.
D. Phát động cuộc Tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam.
Câu 19. Chiến thắng nào sau đây đã mở ra thời cơ tiến công chiến lược để giải phóng miền Nam Việt Nam?
A. Chiến thắng Tây Nguyên.
B. Chiến thắng Vạn Tường.
C. Chiến thắng Núi Thành.
D. Chiến thắng Phước Long.
Câu 20. Thắng lợi của chiến dịch nào sau đây ghi nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân
Việt Nam đã kết thúc thắng lợi?
A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Chiến dịch Tây Nguyên.
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Dường 14 - Phước Long.
Câu 21. Từ giữa năm 1975, yêu cầu thống nhất đất nước về mặt nhà nước được đặt ra cấp thiết vì lí do nào sau đây?
A. Miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai.
B. Đất nước chưa được thống nhất về mặt lãnh thổ.
C. Cả hai miền Nam, Bắc bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
D. Đất nước tồn tại hai hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của
quân dân Việt Nam (1975 - 1978)?
A. Quân Pôn Pốt xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
B. Đập tan hành động xâm lược của quân Pôn Pốt.
C. Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của quốc gia.
D. Tạo điều kiện cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.
Câu 23. Tháng 3-1988 diễn ra sự kiện lịch sử nào sau đây?
A. Quân Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa.
B. Hải quân Việt Nam giải phóng quần đảo Trường Sa.
C. Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại đảo Gạc Ma (Trường Sa).
D. Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.
Câu 24. Một trong những nguyên nhân chủ quan đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành công cuộc Đổi mới đất
nước giai đoạn 1986 - 1991 là do
A. Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa.
B. một số nước tiến hành cải cách, mở cửa đạt được nhiều thành tựu.
C. kinh tế khủng hoảng, hàng hóa khan hiếm, lạm phát leo thang.
D. mở rộng hợp tác quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia.
Câu 25. Một trong những kết quả tiêu biểu về kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 - 1991 là
A. chỉ tập trung phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á.
C. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.


zalo Nhắn tin Zalo