Lý thuyết Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm)

1.4 K 711 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Lý thuyết
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 21 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Tài liệu được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ lý thuyết Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lý thuyết môn Lịch sử lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(1422 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
1. Qúa trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Đầu thế kỉ IV, đế chế La Mã suy yếu và bị chia thành hai phần: Tây La Mã và Đông La
Mã. Tới năm 476, đế chế La mã sụp đổ do các cuộc chiến tranh xâm lược của người Giéc-man.
- Những việc làm của người Giécman sau khi xâm nhập vào La Mã:
+ Phế truất hoàng đế La Mã.
+ Lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…
+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô La Mã rồi phân phong cho các thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội
- Từ thế kỉ VI - IX, chiến tranh vẫn tiếp diễn. Vương quốc Phơ-răng dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa.


- Xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của 2 giai cấp mới là: lãnh
chúa phong kiến và nông nô
* Lãnh chúa phong kiến:
+ Hình thành từ bộ phận: thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội được nhà vua phân phong tước vị, ruộng đất.
+ Giàu có và nhiều quyền lực, sống sa hoa trên sự bóc lột nông nô.
Nhà vua phân phong ruộng đất và tước vị cho các thủ lĩnh quân sự (minh họa) * Nông nô:
+ Hình thành từ bộ phận: nông dân bị mất ruộng đất, nô lệ được giải phóng…
+ Sống lệ thuộc vào lãnh chúa.
- Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu được hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
a. Lãnh địa phong kiến


- Thời gian hình thành: khoảng giữa thế kỉ IX
- Khái niệm: Lãnh địa là những vùng đất đai rộng lớn thuộc quyền sở hữu của lãnh
chúa, được cha truyền - con nối.
- Cấu trúc của lãnh địa: đất đai trong lãnh địa thường được chia làm 2 phần: đất của
lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Trong lãnh địa, lãnh chúa xây dựng những lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh.
+ Đất khẩu phần là vùng đất đai ngoài lâu đài, chủ yếu là đất canh tác, đồng cỏ chăn thả
gia súc. Lãnh chúa giao đất khẩu phần cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.
Tranh mô phỏng về cấu trúc lãnh địa
- Đặc điểm chính trị:
+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị hành chính độc lập, có quân đội, luật pháp, tòa án riêng
+ Lãnh chúa như một “ông vua” có toàn quyền quyết định trong lãnh địa của mình.
+ Nhà vua cũng không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
- Đặc điểm kinh tế:


+ Nền kinh tế chính là nông nghiệp chủ yếu.
+ Tính chất của nền kinh tế là: tự cấp, tự túc, hầu như không có sự giao lưu, trao đổi hàng hóa với bên ngoài.
b. Quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu:
Tranh mô phỏng về đời sống nông nô và lãnh chúa trong lãnh địa - Lãnh chúa:
+ Không tham gia vào đời sống sản xuất.
+ Sống xa hoa dựa trên sự bóc lột nông nô. - Nông nô:


zalo Nhắn tin Zalo