Lý thuyết Tin học 7 Cánh diều (cả năm)

717 359 lượt tải
Lớp: Lớp 7
Môn: Tin Học
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Lý thuyết
File: Word
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 5 TL lẻ ( Xem chi tiết » )
Số trang: 86 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Tài liệu được cập nhật liên tục trong gói này từ nay đến hết tháng 6/2023. Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bộ câu hỏi lý thuyết Tin học lớp 7 mới nhất năm 2022 - 2023 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lý thuyết môn Tin học lớp 7.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(717 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



Chủ đề A. Sơ lược về các thành phần của máy tính
Khái niệm hệ điều hành và phần mềm ứng dụng
Bài 1. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính cá nhân
1. Thiết bị thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính để bàn
- Những thành phần quan trọng nhất của máy tính là bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong và
ổ cứng, nhưng con người cũng không thể sử dụng máy tính nếu thiếu các thiết bị vào – ra cơ bản (Hình 1).
Hình 1: Các thành phần cơ bản của máy tính
- Máy tính cá nhân ta thường thấy trên bàn làm việc trong các văn phòng là một bộ gồm
hộp thân máy, màn hình, bàn phím và chuột (còn gọi là máy tính để bàn). Ví dụ:
Thiết bị vào cơ bản: Bàn phím, chuột, ….
Thiết bị ra cơ bản: Màn hình máy tính, webcam, …
2. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính xách tay
- Hiện nay, máy tính xách tay thường có khả năng nhận thông tin vào và xuất thông tin
ra dưới dạng hình ảnh, âm thanh.
- Đối với máy tính xách tay sẽ có thêm một tấm chạm hình chữ nhật để chạm ngón tay
điều khiển máy tính thay cho chuột. Bên trong máy tính xách tay thường có sẵn loa để
phát ra âm thanh, micro thu tiếng và camera để thu hình trực tiếp.
- Bàn phím, chuột, màn hình là các thiết bị vào – ra cơ bản; micro, tai nghe, loa là các
thiết bị vào – ra thông dụng khác.


Hình 2: Tấm chạm trên máy tính xách tay
3. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính bảng và điện thoại thông minh
- Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra.
Ví dụ: Máy tính bảng và điện thoại thông minh dùng màn hình chạm (touch screen) hay
còn gọi là màn hình cảm ứng.
Hình 3: Bàn phím ảo trên điện thoại thông minh
- Máy tính bảng có ưu điểm là gọn nhẹ hơn so với máy tính xách tay, chỉ như một cuốn
sổ tay mà vẫn thực hiện được rất nhiều nhiệm vụ của một máy tính cá nhân thông thường.
Hình 4. Máy tính bảng
- Điện thoại thông minh có thể coi như một máy tính bảng thu nhỏ để bỏ vào túi được.


Bài 2. Các thiết bị vào – ra
1. Khái niệm thiết bị vào – ra
- Thiết bị vào – ra: tên gọi chung của các thiết bị để khi hoạt động, máy tính nhận thông
tin từ thế giới bên ngoài và xuất thông tin ra thế giới bên ngoài.
- Thiết bị vào và thiết bị ra cho máy tính đều rất đa dạng. Có những thiết bị số thu nhận
thông tin khi kết nối trực tiếp với máy tính trở thành thiết bị vào. Có những thiết bị số
xuất thông tin khi kết nối trực tiếp với máy tính trở thành thiết bị ra. Ví dụ:
+ Ở đầu vào, máy tính nhận tín hiệu gõ phím, nháy chuột hay nhận hình ảnh, âm thanh, …
+ Ở đầu ra, máy tính hiển thị thông tin ra màn hình, in ra giấy, phát ra loa, ...
- Thiết bị ngoại vi thường được hiểu là thiết bị ở bên ngoài hộp thân máy, có thể cắm
thêm vào, kết nối thêm (không dây) với thành phần trung tâm của máy tính.
2. Một số thiết bị vào – ra
- Một số thiết bị vào như máy quét, máy đọc chữ, đầu đọc mã vạch, …
Hình 1. Một số thiết bị vào
- Một số thiết bị ra như máy in, máy chiếu, …
Hình 2. Một số thiết bị ra


- Có những thiết bị vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra như: modem, màn hình cảm ứng, máy in, …


zalo Nhắn tin Zalo