Bộ đề thi cuối kì 2 Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo có đáp án

269 135 lượt tải
Lớp: Lớp 10
Môn: KTPL
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File:
Loại: Bộ tài liệu bao gồm: 2 TL lẻ ( Xem chi tiết » )


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu 2 đề thi cuối kì 2 môn Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Kinh tế pháp luật lớp 10.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(269 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 – MÔN KINH TẾ PHÁP LUẬT ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào? A. 1/1/2015. B. 28/11/2013. C. 1/11/2014. D. 1/1/2014.
Câu 2. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về A. nhân dân. B. liên minh công - nông. C. Đảng cộng sản. D. giai cấp thống trị.
Câu 3. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân? A. Đủ 14 tuổi. B. Đủ 16 tuổi. C. Đủ 18 tuổi. D. Đủ 21 tuổi.
Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, đối với các giá trị văn hóa, mọi người có quyền
A. hưởng thụ và tiếp cận. B. quản lý và giám sát.
C. truyền bá và loại bỏ.
D. tái tạo và tiếp nhận.
Câu 5. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chủ thể nào sau đây? A. Chính phủ.
B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
C. Các cơ quan chức năng.


D. Nhà nước và mọi công dân.
Câu 6. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và
suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm
A. khắc phục, bồi thường thiệt hại.
B. thu hồi và bị cấm sản xuất.
C. thực hiện hành vi tương tự.
D. giải quyết cá nhân liên quan.
Câu 7. Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Quốc hội. B. Chính phủ. C. Đảng cộng sản. D. Chủ tịch nước.
Câu 8. Quốc hội có nhiệm vụ làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi
luật thể hiện chức năng nào của Quốc hội? A. Lập pháp và tư pháp.
B. Lập hiến và lập pháp.
C. Hành pháp và lập hiến. D. Hành pháp và giám sát.
Câu 9. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia thể
hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ.
C. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
D. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất bao
nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. 1/3 tổng số đại biểu.


B. 2/3 tổng số đại biểu.
C. 1/2 tổng số đại biểu.
D. 3/3 tổng số đại biểu.
Câu 11. Theo Hiến pháp 2013, luật, Nghị quyết của Quốc hội được thông qua khi có
A. quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
B. một nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
C. tổng số tất cả đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
D. phiếu của Chủ tịch Quốc hội biểu quyết tán thành.
Câu 12. Sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật của các cơ
quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân thể hiện nguyên tắc
hoạt động nào của hệ thống chính trị Việt Nam? A. Tập trung dân chủ.
B. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Câu 13. Tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống
chính trị Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp, pháp luật, bình đẳng
trước pháp luật, bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. tư cách pháp nhân. C. năng lực dân sự. D. chế độ xã hội.
Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập
nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội thể hiện đặc
điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính thống nhất. B. Tính nhân dân. C. Tính quyền lực. D. Tính pháp quyền.


Câu 15. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà
nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát
của nhân dân thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính thống nhất. B. Tính nhân dân. C. Tính quyền lực. D. Tính pháp quyền.
Câu 16. “Bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy nhà
nước” là biểu hiện của nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Quyền lực nhà nước là thống nhất. C. Tập trung dân chủ.
D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội họp
A. công khai, họp kín (khi cần thiết).
B. bí mật, họp kín (khi cần thiết).
C. bắt buộc phải công khai.
D. công khai, bất bì lúc nào.
Câu 18. Nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là A. Chủ tịch nước. B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ. D. Phó Chủ tịch nước.
Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, việc công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của A. Quốc hội.


zalo Nhắn tin Zalo