Bộ trắc nghiệm Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án

48 24 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Trắc nghiệm
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lịch sử lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(48 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
Câu 1.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ bùng nổ vào cuối thế kỉ
XVIII dựa trên tiền đề kinh tế như thế nào?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ bị kìm hãm bởi chế độ cai trị của thực dân Anh.
B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Phong trào “rào đất cướp ruộng” của quý tộc đã đẩy nông dân vào tình cảnh khổ cực.
D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A
- Trong các thế kỉ XVII - XVIII, nền công - thương tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển ở Bắc Mỹ.
- Để kìm hãm sự phát triển kinh tế của các thuộc địa, thực dân Anh đã ban hành nhiều đạo luật
hà khắc, như: đạo luật đường, đạo luật thuế tem, cấm khai hoang về phía Tây,…
=> Chế độ cai trị hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát
triển kinh tế của các thuộc địa, làm cho quan hệ giữa chính quốc và thuộc địa ngày càng căng thẳng.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII?
A. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến chuyên chế.
C. Nông nghiệp lạc hậu: năng suất cây trồng thấp; diện tích đất bỏ hoang nhiều,…
D. Phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra mạnh mẽ khiến 3 triệu nông dân mất đất. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D
- Ở Pháp, đến cuối thế kỉ XVIII, nông nghiệp vẫn rất lạc hậu (năng suất cây trồng thấp; diện
tích đất bỏ hoang nhiều,…), song kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư
bản chủ nghĩa (máy hơi nước và máy móc được sử dụng trong khai mỏ và luyện kim,…). Tuy
nhiên, sự phát triển đó đã gặp phải nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến chuyên chế do vua Lui-I XVI đứng đầu.
Câu 3. Tiền đề chính trị của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là gì?
A. Nhà nước phong kiến do vua Sác-lơ I đứng đầu thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.
C. Vua Sác-lơ I công khai ủng hộ các tín đồ Thanh giáo, gây bất mãn cho Giáo hội Anh.
D. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B
- Tiền đề chính trị của cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII):
+ Đến giữa thế kỉ XVII, Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế do vua Sác-lơ I đứng đầu.
Nhà vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
+ Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa ở Anh; đồng thời gây nên những bất mãn sâu sắc trong quần chúng nhân dân.
Câu 4. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ hai trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)? A. Giai cấp tư sản. B. Tăng lữ Giáo hội. C. Quý tộc phong kiến. D. Bình dân thành thị. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C
- Cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp:
+ Đẳng cấp thứ nhất là: tăng lữ Giáo hội.
+ Đẳng cấp thứ hai là: quý tộc phong kiến.
+ Đẳng cấp thứ ba, bao gồm: giai cấp tư sản, bình dân thành thị, nông dân,…
Câu 5. Tiền đề về xã hội của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) là: mâu thuẫn giữa
A. quần chúng nhân dân với nhà nước quân chủ lập hiến.
B. đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc.
C. nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
D. giai cấp tư sản, quý tộc mới với giai cấp vô sản, nông dân. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B
- Tiền đề về xã hội của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) là: mâu thuẫn giữa
đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc.
+ Tăng lữ và quý tộc chỉ chiếm khoảng gần 2% dân số nhưng nắm toàn bộ chức vụ quan trọng
trong Giáo hội và bộ máy chính quyền; họ không phải đóng thuế và được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi khác.
+ Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp, như: tư sản, nông dân, bình dân thành
thị,… họ là lực lượng sản xuất chủ yếu nhưng không có quyền lợi chính trị; phải đóng thuế và
chịu nhiều áp bức, bất công khác.
=> Mâu thuẫn giữa giữa đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc là một nhân tố
thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII).
Câu 6. Một trong những đại diện tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là A. Ph.Vôn-te. B. A.Xmit. C. Ph.Ăng-ghen. D. C.Xanh-xi-mông. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A
- Những đại diện tiêu biểu trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) là S.Mông-
te-xki-ơ, Ph.Vôn-te, G.Rút-xô.
Câu 7. Những quan điểm tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) đã
A. bảo vệ tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa.
B. dọn đường cho cách mạng vô sản bùng nổ.
C. củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến.
D. tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D
Những quan điểm tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) đã tấn công
vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc
đẩy cách mạng phát triển đi lên.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
B. Thống nhất thị trường dân tộc.
C. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến.
D. Hình thành quốc gia dân tộc. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C
- Nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản: xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình
thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc); hình thành quốc gia dân tộc.
- Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản: xóa tính chất chuyên chế phong kiến, xác
lập nền dân chủ tư sản.
Câu 9. Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là A. giải phóng dân tộc.
B. xác lập nền dân chủ tư sản.
C. thống nhất thị trường dân tộc.
D. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B
- Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản: xóa tính chất chuyên chế phong kiến, xác
lập nền dân chủ tư sản.
- Nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản: xóa bỏ tình trạng cát cứ phong kiến, hình
thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc); hình thành quốc gia dân tộc.
Câu 10. Ở Nga, cuộc cách mạng năm 1905 - 1907 và Cách mạng tháng Hai năm 1917 đều đặt
dưới sự lãnh đạo của
A. giai cấp tư sản và quý tộc mới.
B. giai cấp tư sản và chủ nô. C. giai cấp tư sản. D. giai cấp vô sản. Hướng dẫn giải


zalo Nhắn tin Zalo