Bộ trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo có đáp án

56 28 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Lịch Sử
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Trắc nghiệm
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo Lịch sử lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(56 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


BÀI 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
Câu 1.
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề về kinh tế của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII)?
A. Các ngành luyện kim, thiếc, đóng tàu phát triển nhanh.
B. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
C. Luân Đôn là trung tâm công - thương nghiệp, tài chính lớn.
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa không xâm nhập vào nông nghiệp. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D
- Tiền đề về kinh tế của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII):
+ Từ giữa thế kỉ XVI, nông nghiệp ở Anh đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và hỗ trợ
cho sự phát triển của công - thương nghiệp.
+ Các ngành luyện kim, thiếc, đóng tàu phát triển nhanh. Trước năm 1640, sản lượng khai thác
than ở Anh chiếm 4/5 tổng sản lượng than ở châu Âu.
+ Luân Đôn trở thành một trong những trung tâm công - thương nghiệp, tài chính lớn ở Anh.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về tình hình kinh tế của 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ trong các thế kỉ XVII - XVIII?
A. Nhiều trung tâm công nghiệp hình thành ở miền Bắc và miền Trung.
B. Kinh tế đồn điền và trang trại phát triển mạnh mẽ ở miền Bắc.
C. Bắc Mỹ là nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ của Anh.
D. Nền công - thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B
-
13 thuộc địa ở Bắc Mỹ là nơi cung cấp nguyên liệu (bông, thuốc lá,…) và thị trường tiêu thụ hàng hóa của Anh.
- Trong các thế kỉ XVII - XVIII, nền công - thương tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển ở Bắc Mỹ:
+ Nhiều trung tâm công nghiệp hình thành ở miền Bắc và miền Trung.
+ Kinh tế đồn điền, trang trại phát triển mạnh mẽ ở miền Nam.
Câu 3. Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Tư liệu. Ở Pháp, vương quyền là đỉnh cao của lâu đài phong kiến và chuyên chế. Nhà vua
luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn;… quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của
quốc gia. Triều vua Lu-I XVI là một sự chuyên chế cao độ. Theo những “mật lệnh có ấn vua”
nhằm khủng bố nhân dân, hàng trăm người bị bắt, bị tù đày ở các nơi trong nước
”.
(A. Man-phờ-rét, Đại Cách mạng Pháp 1789, NXB Khoa học, 1965, tr.18-19)
A. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho nhân dân.
B. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho tầng lớp quý tộc mới.
C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc ngày càng sâu sắc.
D. Nhà nước phong kiến do vua Lu-I XVI đứng đầu thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A
- Đoạn tư liệu trên cho biết về tình hình chính trị ở nước Pháp cuối thế kỉ XVIII:
+ Đến cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-I XVI đứng
đầu. Nhà vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
+ Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa ở Pháp; đồng thời gây nên những bất mãn sâu sắc trong quần chúng nhân dân.
Câu 4. Đến giữa thế kỉ XVII, người đứng đầu Giáo hội Anh (Anh giáo) là A. vua Sác-lơ I. B. vua Lu-I XVI. C. vua Sác-lơ II. D. vua Lu-I XIII. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A
Đến giữa thế kỉ XVII, Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế do vua Sác-lơ I đứng đầu.
Nhà vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối. Vua Sác-lơ I đứng đầu Giáo hội Anh (Anh giáo),
tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo (tôn giáo cải cách), lập ra các tòa án để buộc tội những người chống đối.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những tiền đề về xã hội của các cuộc cách
mạng tư sản thời cận đại?
A. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội mới với chế độ phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân.
C. Quần chúng nhân dân sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản và quý tộc mới… để làm cách mạng.
D. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới…, đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D
- Tiền đề về xã hội của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại:
+ Sự phát triển của nền kinh tế đã làm biến đổi xã hội, dẫn đến sự xuất hiện của các giai cấp,
tầng lớp mới, đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ví dụ: giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới,…
+ Giai cấp tư sản và đồng minh (quý tộc mới/ chủ nô,…) tuy giàu có về kinh tế nhưng không
có quyền lực chính trị tương xứng; lại bị chính quyền phong kiến chuyên chế hoặc chế độ thực
dân kìm hãm,… do đó họ có sự bất bình và tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách
mạng, nhằm xác lập một chế độ mới tiến bộ hơn.
+ Quần chúng nhân dân bị bóc lột, chèn ép bởi chính sách cai trị của nhà nước phong kiến
chuyên chế/ thực dân,… nên sẵn sàng đi theo tư sản và quý tộc mới… để làm cách mạng.
Câu 6. Ở Bắc Mỹ, phương thức kinh doanh trong các đồn điền tại những bang miền Nam đã
dẫn đến sự hình thành của tầng lớp nào? A. Quý tộc phong kiến. B. Quý tộc mới. C. Chủ nô. D. Nông nô. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C
Ở Bắc Mỹ, phương thức kinh doanh trong các đồn điền tại những bang miền Nam đã dẫn đến
sự hình thành của tầng lớp chủ nô.
Câu 7. Tầng lớp quý tộc phong kiến và quý tộc mới ở Anh (thế kỉ XVII) có sự tương đồng về A. quyền lực chính trị. B. nguồn gốc xuất thân. C. phương thức kinh doanh.
D. thái độ với nhà nước phong kiến. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B
- Tầng lớp quý tộc phong kiến và quý tộc mới ở Anh (thế kỉ XVII) có sự tương đồng về nguồn gốc xuất thân.
- Một số điểm khác biệt giữa quý tộc mới và quý tộc phong kiến: + Quyền lực chính trị:
▪ Quý tộc mới: quyền lực chính trị yếu, không tương xứng với thực lực kinh tế.
▪ Quý tộc phong kiến: nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong triều đình phong kiến. + Phương thức kinh doanh:
▪ Quý tộc mới: kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
▪ Quý tộc phong kiến: vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến.
+ Thái độ với nhà nước phong kiến:
▪ Quý tộc mới: muốn lật đổ nhà nước phong kiến chuyên chế, thiết lập chế độ mới tiến bộ hơn.
▪ Quý tộc phong kiến: có quyền lợi gắn bó chặt chẽ với nhà nước phong kiến chuyên chế, nên
ra sức ủng hộ, bảo vệ chế độ phong kiến chuyên chế.
Câu 8. Lực lượng nào sau đây không thuộc Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)? A. Giai cấp tư sản. B. Nông dân. C. Tăng lữ Giáo hội. D. Bình dân thành thị. Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C
- Cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp:
+ Đẳng cấp thứ nhất là: tăng lữ Giáo hội.
+ Đẳng cấp thứ hai là: quý tộc phong kiến.
+ Đẳng cấp thứ ba, bao gồm: giai cấp tư sản, bình dân thành thị, nông dân,…
Câu 9. Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) bùng nổ trên cơ sở tiền đề xã hội nào sau đây?
A. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với các thế lực phong kiến chuyên chế.
B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.


zalo Nhắn tin Zalo