Chuyên đề Tập làm văn lớp 11

5 3 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Bộ Tài liệu Chuyên đề Tập làm văn lớp 11 đã cập nhật đủ Cả năm.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên! 

  • Bộ Tài liệu Chuyên đề Tập làm văn lớp 11 gồm hướng dẫn chi tiết, cách viết các dạng bài tập làm văn lớp 11 giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(5 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


Hướng dẫn kĩ năng: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Khái niệm viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Văn bản nghị luận một vấn đề xã hội là kiều văn bản dùng lí lẽ, bằng chứng để
bàn luận và làm sáng tỏ về một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một
hiện tượng xã hội), giúp người đọc nhận thức đúng về vấn đề và có thái độ, giải pháp
phù hợp đối với vấn đề đó.
2. Mục đích viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Mục đích viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội là để giúp người viết trình
bày và bảo vệ quan điểm cá nhân về một vấn đề đang được dư luận quan tâm. Qua đó,
người viết có thể làm rõ các yếu tố liên quan đến vấn đề, phân tích tác động của nó đối
với xã hội, đồng thời đưa ra những giải pháp hoặc ý tưởng nhằm cải thiện tình hình. Bài
văn nghị luận còn giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn về những vấn đề xã hội, từ đó
nâng cao ý thức trách nhiệm và hành động tích cực trong cộng đồng.
3. Một số đặc điểm cơ bản của kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Bài văn nghị luận về một số vấn đề xã hội có một số đặc điểm sau: Thành phần Đặc điểm
- Giới thiệu vấn đề xã hội: Mở bài cần làm rõ vấn đề xã hội mà bạn sẽ
nghị luận, nêu lên tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề. Mở bài
- Khẳng định quan điểm: Có thể ngắn gọn nêu lên quan điểm hoặc thái
độ của người viết đối với vấn đề đó.
- Luận điểm: Đưa ra các luận điểm rõ ràng, mỗi luận điểm thể hiện một
ý kiến cụ thể về vấn đề cần nghị luận.
- Lý lẽ: Là những lý do, lý thuyết hoặc các giải thích hợp lý để chứng Thân bài
minh cho mỗi luận điểm. Lý lẽ cần chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
- Dẫn chứng: Cung cấp các dẫn chứng thực tế, ví dụ minh họa hoặc số
liệu để làm rõ và củng cố lý lẽ. Dẫn chứng có thể là sự kiện, câu
chuyện thực tế, lời nói của chuyên gia, hoặc thông tin thống kê có tính thuyết phục.
- Phân tích, chứng minh: Giải thích rõ ràng mối quan hệ giữa vấn đề xã
hội và các tác động của nó đến con người, cộng đồng hoặc xã hội. Đưa
ra các giải pháp hoặc hướng giải quyết vấn đề.
- Tóm tắt lại quan điểm: Khẳng định lại quan điểm của người viết một
lần nữa để nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề.
- Kêu gọi hành động: Đưa ra lời kêu gọi hành động hoặc suy nghĩ tích
cực, khuyến khích người đọc tham gia giải quyết vấn đề hoặc thay đổi Kết bài nhận thức về nó.
- Liên hệ thực tế: Có thể kết nối vấn đề nghị luận với những xu hướng,
vấn đề xã hội hiện nay, giúp người đọc thấy tính thời sự và sự cần thiết của vấn đề
4. Yêu cầu chung đối với kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.
- Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội; thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ
(khẳng định, bác bỏ) của người viết; hưởng người đọc đến một nhận thức đúng và có
thái độ, giải pháp phù hợp trước vấn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ.
- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
- Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức thuyết phục.
- Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.
+ Mở bài: nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề.
+ Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan
điểm, thái độ của người viết (trước các biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu); sử dụng lí lẽ và
bằng chứng thuyết phục.
+ Kết bài: khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn đề cùng thái độ, lập trường của người viết.
5. Dàn ý chung đối với kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Dàn ý cần thể hiện được những nội dung cơ bản mà bài viết phải triển khai:
a. Mở bài. Có thể theo lối trực tiếp hoặc theo lối gián tiếp nhưng phải giới thiệu được
vấn đề xã hội cần bàn luận và gây được ấn tượng với người đọc. b. Thân bài.
– Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống xã hội.
– Trình bày quan điểm cá nhân: Bạn lựa chọn góc nhìn nào? Cách nhìn nhận, đánh giá
vấn đề của bạn là gì? Vấn đề xã hội tác động như thế nào đối với cá nhân và cộng đồng?. .
– Trình bày những cơ sở về nhận thức và thực tiễn cho phép người viết đề xuất quan
điểm nhìn nhận, đánh giá về vấn đề xã hội như vậy.
– Nêu lí lẽ, phân tích bằng chứng để chứng minh quan điểm của bạn và thuyết phục người đọc đồng tình. c. Kết bài.
– Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội vừa bàn luận.
– Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề đó.
6. Một số kĩ năng để làm tốt kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
a. Kỹ năng xác định vấn đề
:
Cần nhận diện chính xác vấn đề xã hội mà bạn sẽ nghị luận. Việc này giúp bạn
làm rõ phạm vi và trọng tâm của bài viết. Xác định đúng vấn đề sẽ tránh việc lạc đề và
giữ bài viết mạch lạc.
b. Kỹ năng xây dựng luận điểm:
Mỗi luận điểm cần rõ ràng, chặt chẽ và có tính logic. Bạn cần đảm bảo các luận
điểm không mâu thuẫn và được sắp xếp hợp lý trong thân bài. Việc phát triển luận điểm
giúp bài viết trở nên thuyết phục và dễ hiểu.
c. Kỹ năng sử dụng lý lẽ và dẫn chứng:
Lý lẽ cần phải chặt chẽ, dễ hiểu và có sức thuyết phục. Dẫn chứng thực tế hoặc số
liệu minh họa sẽ làm cho lý lẽ thêm vững chắc. Việc sử dụng dẫn chứng giúp chứng
minh quan điểm của bạn một cách thuyết phục.
d. Kỹ năng phân tích và đưa ra giải pháp:
Phân tích tác động của vấn đề xã hội và liên hệ với thực tế. Bạn cần đưa ra những
giải pháp khả thi và thiết thực để giải quyết vấn đề. Kỹ năng này giúp bài viết không chỉ
phản ánh vấn đề mà còn đưa ra hướng giải quyết cụ thể.
7. Một số bài tập liên quan đến viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
Đề 1: Tác hại của việc sử dụng mạng xã hội quá mức đối với thanh thiếu niên Dàn ý a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Trong thời đại công nghệ phát triển, mạng xã hội ngày càng trở nên
phổ biến và được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong giới trẻ.
- Mở bài có thể theo lối gián tiếp bằng cách nêu lên những mặt trái của mạng xã hội khi
thanh thiếu niên lạm dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và các mối quan hệ xã hội. b. Thân bài:
- Ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống xã hội:
+ Mạng xã hội có ảnh hưởng lớn đến đời sống cá nhân và cộng đồng, nhất là khi sử dụng quá mức.
+ Mạng xã hội kết nối mọi người, nhưng cũng là mảnh đất cho các vấn đề tiêu cực như
nghiện mạng, giảm giao tiếp trực tiếp, và gây ra căng thẳng tâm lý.
- Trình bày quan điểm cá nhân:
+ Tôi cho rằng việc lạm dụng mạng xã hội có tác động tiêu cực lớn đến tâm lý và hành vi của thanh thiếu niên.
+ Việc dành quá nhiều thời gian trên mạng dẫn đến sự phụ thuộc, mất kết nối với thực tế
và các mối quan hệ xã hội.
- Cơ sở nhận thức và thực tiễn:


zalo Nhắn tin Zalo