Đề cương ôn tập Cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

142 71 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: KHTN
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương Cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KHTN 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(142 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG THI CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Khoa học tự nhiên, lớp 9
Bộ sách: Chân trời sáng tạo I. Giới hạn ôn tập
- Phân môn Vật lí: Nội dung ôn tập gồm năng lượng của dòng điện và công suất điện;
cảm ứng điện từ; dòng điện xoay chiều; năng lượng hóa thạch; năng lượng tái tạo (từ bài 11 đến bài 15).
- Phân môn Hóa học: Nội dung ôn tập gồm ethylic alcohol, acetic acid, lipid,
carbohydrate, protein, polymer, khai thác tài nguyên tử vỏ Trái Đất (từ bài 24 đến bài 30).
- Phân môn Sinh học: Nội dung ôn tập gồm di truyền học với con người, ứng dụng
công nghệ di truyền vào đời sống, khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc, cơ
chế tiến hóa, sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất (từ bài 44 đến bài 48). II. Câu hỏi ôn tập 1. Tự luận:
Câu 1:
Đặt một hiệu điện thế 12 V vào hai đầu một điện trở 8 .  .
a. Tính công suất tỏa nhiệt trên điện trở.
b. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở sau 1 phút.
Câu 2: Đưa một cực của nam châm lại gần một cuộn dây dẫn kín. Hãy cho biết trong
những trường hợp sau, trường hợp nào có thể tạo ra được dòng điện cảm ứng.
a. Cho nam châm chuyển động tịnh tiến trong mặt phẳng tiết diện của cuộn dây.
b. Cho nam châm chuyển động đi xuống chui qua mặt phẳng tiết diện của cuộn dây.
Câu 3: Đặt vào hai đầu điện trở R = 4  một hiệu điện thế U = 12 V. Tính công suất
tiêu thụ của điện trở.
Câu 4: Cho cuộn dây có mắc hai bóng đèn led song song nhau vào hai đầu cuộn dây.
Một nam châm thẳng đặt trước cuộn dây (hình vẽ).
Hãy cho biết bóng đèn led có sáng trong mỗi trường hợp sau đây hay không? Giải thích vì sao?
a. Đặt nam châm đứng yên trước cuộn dây.
b. Di chuyển nam châm ra xa hoặc lại gần cuộn dây.
c. Xoay nam châm trước cuộn dây.
Câu 5: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm -C6H10O5- (gọi là mắt xích)
liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột là bao nhiêu? Biết 1 mol tinh bột có khối lượng 380 kg.
Câu 6: Để sản xuất 23,9 kg thủy tinh có chứa Na2O, CaO và SiO2 (có công thức dưới
dạng Na2O.CaO.6SiO2). Khối lượng Na2CO3, CaCO3 và SiO2 cần dùng là bao nhiêu? Biết H = 90%.
Câu 7: Nguyên tố nhôm chiếm khoảng 8,23% khối lượng vỏ Trái Đất và tồn tại chủ
yếu dưới dạng Al2O3. Sử dụng 100 tấn quặng bauxite với độ tinh khiết 80% để điều
chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy. Tính khối lượng Al nguyên chất thu
được biết hiệu suất phản ứng xảy ra là 85%.
Câu 8: Sắp xếp các nội dung sau theo đúng quy trình tạo giống cây trồng biến đổi gene.
(1) Cài gene cần chuyển vào thể truyền tạo thể truyền tái tổ hợp.
(2) Chuyển thể truyền mang gene cần chuyển vào hệ gene của cây.
(3) Phân lập gene (gene cần chuyển) từ tế bào của loài cho gene.
(4) Sàng lọc tế bào thực vật đã được chuyển gene thành công.
(5) Nuôi cấy tế bào chuyển gene và cho tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
Câu 9: Những nhân tố nào dưới đây là nguyên nhân làm cho quần thể trở thành kho
dự trữ nguồn biến dị di truyền vô cùng phong phú? (1) Đột biến. (2) Giao phối. (3) Di - nhập gene. (4) Chọn lọc tự nhiên.
Câu 10: Kể tên một số loại cây trồng và vật nuôi đã được chọn lọc nhân tạo mà em biết? 2. Trắc nghiệm a. Phân môn Vật lí
Câu 1:
Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết
A. công suất điện gia đình sử dụng.
B. thời gian sử dụng điện của gia đình.
C. điện năng gia đình sử dụng.
D. số dụng cụ, thiết bị gia đình sử dụng.
Câu 2: Đơn vị đo công suất điện là A. Niu tơn (N). B. Jun (J). C. Oát (W). D. Cu lông (C).
Câu 3: Điện năng được đo bằng A. vôn kế. B. công tơ điện. C. ampe kế. D. tĩnh điện kế.
Câu 4: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở
A. bóng đèn dây tóc. B. quạt điện. C. ấm điện.
D. acquy đang được nạp điện.
Câu 5: Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua R có
cường độ I. Công suất tỏa nhiệt ở điện trở này không thể tính theo bằng công thức A. 2 P  I R. B. P  UI. C. 2 P  UI . 2 D. U P  . R
Câu 6: Đinamô ở xe đạp có cấu tạo gồm
A. Nam châm và cuộn dây dẫn.
B. Điện tích và cuộn dây dẫn.
C. Nam châm và điện tích.
D. Nam châm điện và điện tích.
Câu 7: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua dây dẫn.
B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua dây dẫn.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện qua dây dẫn.
D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua dây dẫn.
Câu 8: Ta có thể dùng nam châm nào để tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu. B. Nam châm điện.
C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu.
D. Không có loại nam châm nào cả.
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?


zalo Nhắn tin Zalo