Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Hóa học 12 Kết nối tri thức

103 52 lượt tải
Lớp: Lớp 12
Môn: Hóa Học
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Chuyên đề
File:
Loại: Tài liệu lẻ


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cương giữa kì 2 Hóa học 12 Kết nối tri thức mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Hóa học 12.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(103 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II Môn: Hóa học 12
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống I. Giới hạn ôn tập
1. Chương 5. Pin điện và điện phân
- Thế điện cực và nguồn điện hóa học. - Điện phân.
2. Chương 6. Đại cương về kim loại
- Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại.
- Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại.
- Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại.
- Hợp kim. Sự ăn mòn kim loại.
3. Chương 7. Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA - Nguyên tố nhóm IA. II. Câu hỏi ôn tập
Phần A. Trắc nghiệm 1 lựa chọn đúng
Câu 1.
Kí hiệu cặp oxi hoá − khử ứng với quá trình khử: Fe2+ + 2e → Fe là A. Fe3+/Fe2+. B. Fe2+/Fe. C. Fe3+/Fe. D. Fe2+/Fe3+.
Câu 2. Giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá − khử nào được quy ước bằng 0? A. Na+/Na. B. 2H+/H2. C. Al3+/Al. D. Cl2/2Cl–.
Câu 3. Quá trình xảy ra đầu tiên tại cực âm khi điện phân dung dịch gồm NaCl và CuCl2 là A. khử ion Cl–. B. oxi hóa ion Cl–. C. khử ion Cu2+. D. khử H2O.
Câu 4. Dung dịch X chứa hỗn hợp các muối: MgCl2, CuCl2, FeCl2 và KCl. Kim loại
tách ra đầu tiên ở cathode khi điện phân dung dịch là A. Cu. B. Mg. C. K. D. Fe.
Câu 5. Cặp oxi hóa – khử của kim loại là
A. dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại.
B. dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một hợp chất của kim loại.
C. dạng oxi hóa và dạng khử của các dạng thù hình của một nguyên tố kim loại.
D. dạng oxi hóa và dạng khử của một cation kim loại và kim loại đó.
Câu 6. Trong quá trình điện phân KCl nóng chảy với các điện cực trơ, ở cathode xảy ra quá trình A. oxi hóa ion K+. B. khử ion K+. C. oxi hóa ion Cl–. D. khử ion Cl–.
Câu 7. Trong công nghiệp, phương pháp điện phân dung dịch được sử dụng để sản
xuất một lượng đáng kể kim loại nào sau đây? A. Zn. B. Al. C. Fe. D. Mg.
Câu 8. So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại
A. thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.
B. thường có năng lượng ion hoá nhỏ hơn.
C. thường dễ nhận electron trong các phản ứng hoá học.
D. thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.
Câu 9. Kim loại X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt và có lớp màng oxide bền vững bảo
vệ nên được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện ngoài trời. Kim loại X là A. sắt. B. bạc. C. đồng. D. nhôm.
Câu 10. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron ứng với lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tố kim loại? A. 4s24p5. B. 3s23p3. C. 2s22p6. D. 3s1.
Câu 11. Kim loại nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường? A. Na. B. Cs. C. Al. D. Hg.
Câu 12. Kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện, tính dẻo, ánh kim là do
A. kim loại có cấu trúc mạng tinh thể.
B. kim loại có tỉ khối lớn.
C. các electron tự do trong kim loại gây ra.
D. kim loại có bán kính nguyên tử và điện tích hạt nhân nhỏ.
Câu 13. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai
muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe.
B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag, Cu.
C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu, Ag.
D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu, Ag.
Câu 14. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.
- Thí nghiệm 2: cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm
đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là A. V1 = V2. B. V1 =10V2. C. V1 = 5V2. D. V1 = 2V2. Câu 15. Hợp kim là
A. vật liệu kim loại thu được sau khi làm nóng chảy hỗn hợp gồm kim loại cơ bản
và một số kim loại khác hoặc phi kim.
B. vật liệu kim loại có chứa kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.
C. là hỗn hợp kim loại nóng chảy, để nguội.
D. là hỗn hợp kim loại và phi kim nóng chảy, để nguội.
Câu 16. Chất nào dưới đây là thành phần chính của quặng hematite? A. Iron(II) oxide. B. Iron(III) oxide. C. Iron. D. Iron(II) sulfide.
Câu 17. Khi một vật bằng sắt tây (sát tráng thiếc) bị xây sát sâu tới lớp sắt bên trong
để lâu trong không khí ẩm sẽ xảy ra quá trình nào sau đây?
A. Sn bị ăn mòn điện hoá.
B. Fe bị ăn mòn điện hoá.
C. Fe bị ăn mòn hoá học.
D. Sn bị ăn mòn hoá học.
Câu 18. Chất nào dưới đây là thành phần chính của quặng bauxite? A. Iron(II) oxide. B. Iron(III) oxide. C. Aluminium oxide. D. Iron(II) sulfide.
Câu 19. Để các hợp kim: Fe – Cu; Fe – C; Zn – Fe; Mg – Fe lâu ngày trong không
khí ẩm. Số hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn điện hoá là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20. Phản ứng giữa ZnO và C để tách kim loại
A. là phản ứng toả nhiệt.
B. là phản ứng không có sự thay đổi số oxi hoá.
C. là phản ứng dựa vào phương pháp thuỷ luyện.
D. có sự tạo thành kẽm ở thể hơi.
Câu 21. Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% − 2%) và một
lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là A. gang trắng. B. thép. C. gang xám. D. duralumin.
Câu 22. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần
ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào sau đây? A. Sn. B. Pb. C. Zn. D. Cu.
Câu 23. Trong công nghiệp, nhôm được tách ra từ quặng bauxite bằng cách nào sau đây?
A. Nung nóng quặng bauxite.
B. Nung nóng quặng bauxite với carbon.
C. Nung nóng quặng bauxite với hydrogen.
D. Điện phân nóng chảy quặng bauxite.
Câu 24. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép.
Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
A. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn. B. Sắt bị ăn mòn.
C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn.
D. Đồng bị ăn mòn.
Câu 25. Trong công nghiệp, việc tinh chế đồng từ đồng thô được thực hiện bằng
phương pháp điện phân dung dịch với anode làm bằng A. graphite. B. platinum. C. thép. D. đồng thô.
Câu 26. Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2,
AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hoá học là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng sợi dây bạc trong dung dịch HNO3.
(2) Đốt dây nhôm trong không khí.
(3) Lấy sợi dây đồng quấn quanh đinh sắt rồi nhúng vào dung dịch HCl.


zalo Nhắn tin Zalo