SỞ GD&ĐT NINH THUẬN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT
MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 11 TÔN ĐỨC THẮNG
Thời gian làm bài:90 phút; không kể thời gian phát đề I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (NB): Vào buổi đầu thời cận đại, quốc gia có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nhất là A. Pháp. B. Đức. C. Anh. D. I-ta-li-a.
Câu 2 (NB): Biểu tượng về liên minh chiến đấu của hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc kháng
chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A. khởi nghĩa Phacađuốc.
B. khởi nghĩa Achaxoa.
C. khởi nghĩa Sivôtha.
D. khởi nghĩa Pucômbô.
Câu 3 (NB): Trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX ở Nhật Bản diễn ra quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước với
A. tiến hành chiến tranh xâm lược.
B. với mở rộng lãnh thổ.
C. tiến hành cải cách.
D. với mở rộng thị trường.
Câu 4 (NB): Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân A. Đức. B. Anh. C. Pháp. D. Bồ Đào Nha.
Câu 5 (NB): Câu nói “Những người đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là để chỉ
A. các nhà Khai sáng.
B. các nhà văn hóa Phục hưng.
C. những nhà xã hội không tưởng.
D. các tác giả kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 6 (TH): Khó khăn lớn nhất của Nhật trong quá trình khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là
A. Thiếu nhân công để sản xuất.
B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
C. Bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh.
D. Thiếu vốn đầu tư sản xuất.
Câu 7 (NB): Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3 - 1921 Lê nin và đảng Bô-sê-vích đã thực hiện chính sách
A. Hòa bình trung lập.
B. Cộng sản thời chiến. C. Kinh tế mới.
D. Kinh tế chỉ huy.
Câu 8 (NB): Câu nói “Những người đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là để chỉ
A. những nhà xã hội không tưởng.
B. các tác giả kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học.
C. các nhà văn hóa Phục hưng.
D. các nhà khai sáng.
Câu 9 (TH): Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. một trật tự thế giới mới được thiết lập.
B. trật tự thế giới vẫn được giữ nguyên.
C. các nước đế quốc có sự phân chia quyền lợi. Trang 1
D. sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
Câu 10 (NB): Điều nào sau đây không phải là mục đích của thực dân Anh khi xâm lược Ấn Độ?
A. Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt.
B. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Khai hóa, truyền bá văn minh.
D. Biến Ấn Độ thành thị trường tiêu thụ hàng.
Câu 11 (VDC): Âm mưu tinh vi nhất của Mĩ nhằm biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình thể hiện trong
A. học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
B. việc chiếm đoạt các thuộc địa của Tây Ban Nha.
C. chính sách “cái gậy lớn”, “củ cà rốt”.
D. chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.
Câu 12 (NB): Phe Hiệp ước trong giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới lần thứ nhất gồm các nước: A. Anh, Pháp, Đức. B. Anh, Pháp, Nga.
C. Anh, Pháp, Nhật. D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.
Câu 13 (NB): Giữa thế kỉ XIX, đứng trước nguy cơ bị xâm lược, thái độ của triều đình phong kiến Trung Quốc là
A. tiến hành canh tân đất nước giống Nhật Bản.
B. từng bước ký những điều ước đầu hàng.
C. cầu viện nước ngoài chống xâm lược.
D. quyết tâm cùng nhân dân chiến đấu đến cùng.
Câu 14 (VDC): Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là
A. Chiến tranh đế quốc.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng tư sản không triệt để.
D. Cách mạng tư sản triệt để.
Câu 15 (VDC): Chính sách kinh tế mới ở Nga năm 1921 đã để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất
nước ta trong giai đoạn hiện nay?
A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
B. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn.
C. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng.
D. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 16 (NB): Ai là Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc?
A. Lương Khải Siêu. B. Khang Hữu Vi. C. Tôn Trung Sơn. D. Viên Thế Khải.
Câu 17 (VDC): Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam nhằm
A. đòi những quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
B. đòi người cày có ruộng cho nông dân Việt Nam.
C. đòi tự do dân chủ cơm áo hòa bình cho nhân dân Đông Dương.
D. đòi độc lập, tự do cho nhân dân An Nam. Trang 2
Câu 18 (NB): Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế
kỉ XX tuy thất bại nhưng đã thể hiện
A. bản lĩnh phi thường.
B. sự đoàn kết chặt chẽ.
C. tinh thần yêu nước.
D. thiện chí hòa bình.
Câu 19 (NB): Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã
A. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
B. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
C. Thiết lập chế độ Mạc phủ mới.
D. Duy trì nên quân chủ chuyên chế.
Câu 20 (NB): Nửa sau thế kỉ XIX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược là A. Phi-lip-pin. B. Xiêm. C. Ma-lay-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 21 (VDC): Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại bài học quan trọng nhất cho nhân loại là
A. Phải biết yêu hòa bình.
B. Phải biết lên án chiến tranh phi nghĩa.
C. Phải biết lên án chiến tranh chính nghĩa.
D. Phải biết yêu hòa bình và lên án chiến tranh phi nghĩa. II. TỰ LUẬN
Câu 22 (NB): Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đối với nước Nga như thế nào?
Câu 23 (TH): Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Câu 24 (VD): Phân tích chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933? Đáp án 1-A 2-D 3-A 4-B 5-A 6-B 7-C 8-D 9-A 10-C 11-A 12-B 13-B 14-C 15-D 16-C 17-A 18-C 19-A 20-B 21-D LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 37 Giải chi tiết:
Ở phương Tây, tiêu biểu nhất là nước Pháp, trong thế kỉ XVII đã xuất hiện các nhà văn, nhà thơ lớn.
Câu 2: Đáp án D
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 23 Giải chi tiết: Trang 3
Cuộc khởi nghĩa Pu-côm-bô (1866 - 1867) không chỉ thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân
Campuchia mà còn là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia
trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
Câu 3: Đáp án A
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 76 Giải chi tiết:
Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giải quyết những khó khăn
do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân
phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.
Câu 4: Đáp án B
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 8 Giải chi tiết:
- Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn
Độ suy yếu. Lợi dụng cơ hội này, các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp tranh nhau xâm lược Ấn Độ.
- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
Câu 5: Đáp án A
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 38 Giải chi tiết:
Các nhà Khai sáng thế kỉ XVII - XVIII được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi”.
Câu 6: Đáp án B
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 76, suy luận Giải chi tiết:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã gây nên những hậu quả nặng nề đối với nước Nhật. Khó khăn
lớn nhất của Nhật thời kì này là thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, do nước Nhật
không có nhiều thuộc địa như các nước Anh, Pháp,… Chính vì thế, Nhật Bản đã tiến hành quân phiệt hóa
bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Câu 7: Đáp án C
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 53 Giải chi tiết:
Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó
khăn. Để khôi phục kinh tế, tháng 3 - 1921 Lê-nin và đảng Bônsêvích đã thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).
Câu 8: Đáp án D
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 38 Trang 4
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 trường THPT Tôn Đức Thắng - Ninh Thuận
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Bộ 15 Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử năm 2023 - 2024 chọn lọc từ các trường bản word có lời giải chi tiết:
+ Đề thi học kì 1 Lịch sử năm 2023 trường THPT Vĩnh Thắng - Kiên Giang;
+Đề thi học kì 1 Lịch sử năm 2023 trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Tĩnh;
+Đề thi học kì 1 Lịch sử năm 2023 trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên;
+Đề thi học kì 1 Lịch sử năm 2023 trường THPT Vĩnh Cửu - Đồng Nai;
+Đề thi học kì 1 Lịch sử năm 2023 trường THPT Ngô Lê Tân - Bình Định.
…..……………………
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(369 )Trọng Bình
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)