Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - Đề 12

325 163 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức mới nhất năm 2023 - 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(325 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 12
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Bắc Ninh) NĂM HỌC 2023-2024
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 KNTT
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích: Một cơn giận (Trích) - Thạch Lam ¹ -
(Tóm tắt phần trước: Thanh cùng những người bạn trò chuyện về những cơn giận
và hậu quả của nó. Thanh cũng kể câu chuyện làm cho anh ân hận mãi. Vì sự bực
tức không rõ nguyên nhân từ trước, cộng thêm việc mặc cả không thành và những
lời nói khó chịu của người phu xe, cơn giận của Thanh lên đến đỉnh điểm. Trên
đường đi, gặp cảnh sát, vì muốn trả thù, Thanh đã nói những điều bất lợi cho người
phu xe, khiến anh ta phải chịu nộp phạt và bị thu xe. Sau hôm đó, cơn giận của anh
cũng đã hết nhưng trong lòng lại dâng lên nỗi day dứt, kéo dài đến mấy ngày sau.
Chính vì thế Thanh đã đi tìm đến nhà của người kéo xe đó.)
Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở như thế. Các anh
thử tưởng tượng một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên bờ một cái đầm
mà nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà.[…]
Người phu xe Dư ở trong ấy. Tôi cúi mình bước vào, chỉ thấy tối như bưng
lấy mắt và thấy hơi ẩm lạnh thấm vào tận trong mình. Có tiếng người đàn bà sẽ hỏi:
- Bẩm thầy muốn gì?


Khi mắt đã quen tối, tôi nhận thấy người đàn bà vừa hỏi, một bà già ở mép
một chiếc giường tre mục nát kê ở sát tường. Sau lưng bà này, một người đàn bà
nữa ngồi ôm trong lòng một vật gì hơi động đậy. Cả hai cùng ngước mắt lên nhìn
tôi một cách ngạc nhiên và đầu họ chạm vào mái nhà thấp, đầy những mảng giẻ
rách nát vắt trên xà.
- Bác Dư có nhà không?
- Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.
Một vẻ sợ hãi thoáng qua trên mặt đủ tỏ cho tôi biết họ không nói thật, tôi giảng giải:
- Không, cụ cứ nói thật cho tôi biết. Tôi đến để giúp bác ta chứ không có ý gì khác.
Bà cụ nhìn tôi nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Thế thầy đã biết việc chú nó bị bắt xe hôm nọ?
Tôi gật đầu ra hiệu cho bà cụ cứ nói.
- Hôm ấy cai nó phải đem tiền lên nộp phạt để chuộc xe về. Chú nó đã xin
khất với cai để rồi trả dần số tiền đó. Nhưng nó nhất định không nghe, bắt phải trả
một nửa ngay. Khốn nạn, thì lấy đâu ra mà trả. Thế là bị nó đánh một trận thừa
sống thiếu chết thầy ạ. Khi về đây lê đi không được nữa. Thế mà nó còn bắt mai phải trả ngay.
Người đàn bà ngồi trong cất tiếng ốm yếu nói theo:
- Nó còn bảo hễ không trả nó sẽ bắt lấy thẻ.
- Thế bây giờ bác ta đâu? Bà cụ trả lời:
- Đi ngay từ hôm ấy, mà không biết đi đâu. Đã ba hôm nay chúng tôi dò mà
không thấy. Chắc là sợ cai không dám về nữa, dù có về mà không có tiền cũng
chết với nó. Thật cũng là cái vạ; nghe đâu chú nó nói hôm ấy tại người khách đi xe
không biết nói với người đội xếp thế nào mới bị bắt, chớ không cũng chẳng việc gì.

Tôi yên lặng.
Bà cụ chép miệng, chỉ người đàn bà ngồi sau:
- Tội nghiệp cho vợ con chú đây, ốm đã mấy ngày hôm nay không có thuốc.
Đứa cháu không biết có qua khỏi được không.
Tôi đứng lại gần xem.
- Cháu nó sài² đã hơn một tháng nay. Hôm nọ đã đỡ. Mấy hôm nay vì không
có tiền mua thuốc lại tăng. Ông lang bảo cháu khó qua khỏi được.
Người mẹ nói xong nấc lên một tiếng rồi nức nở khóc.
Cái cảnh đau thương ấy làm tôi rơm rớm nước mắt. Một cảm giác nghẹn
ngào đưa lên chẹn lấy cổ. Tôi lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi vội
vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực. […]
- Cái kỉ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến tận bây giờ, rõ rệt
như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có thể
tàn ác một cách rất dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, tôi
lại thấy đau đớn trong lòng như có một vết thương chưa khỏi.
(Trích Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2020, tr.59 - 62) Chú thích:
(1) Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Lân - thành viên của nhóm Tự lực văn
đoàn. Tác phẩm của ông thể hiện niềm cảm thương kín đáo mà sâu sắc đối với
cuộc sống của những người dân nghèo nơi phố huyện ở ngoại ô Hà Nội hay của
những trí thức bình dân.
(2) sài: tên gọi chung các bệnh nội khoa lâu khỏi ở trẻ em.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản phần in nghiêng.
Câu 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoàn cảnh sống của người phu xe
trong các câu văn sau: Lần ấy là lần đầu tôi bước vào một chỗ nghèo nàn, khổ sở


như thế. Các anh thử tưởng tượng một dãy nhà lụp xụp và thấp lè tè, xiêu vẹo trên
bờ một cái đầm mà nước đen và hôi hám tràn cả vào đến thềm nhà.
Câu 3: Xác định điểm nhìn trần thuật được sử dụng đoạn in đậm.
Câu 4: Tóm tắt ngắn gọn nội dung của văn bản phần in nghiêng (khoảng 2 - 3 câu).
Câu 5: Nhận xét đặc điểm về từ ngữ của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong những câu sau: - Bác Dư có nhà không?
- Bẩm, chú nó đi về quê vắng từ hôm nọ.
Câu 6: Theo anh/chị, hành động: lấy tờ giấy bạc năm đồng đưa cho người mẹ, rồi
vội vàng bước ra cửa, để mặc hai người nhìn theo ngờ vực của Thanh thể hiện tâm trạng gì?
Câu 7: Từ văn bản trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về hậu quả
của sự giận dữ (khoảng 5 - 7 dòng).
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích những nét đặc sắc trong nghệ
thuật kể chuyện của đoạn trích ở phần Đọc hiểu. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1
Ngôi kể được sử dụng trong văn bản phần in nghiêng: Ngôi thứ 0,5 nhất
Hướng dẫn chấm:
- HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- HS trả lời sai hoặc không trả lời: không được điểm. 2
Điểm nhìn trần thuật được sử dụng trong những câu văn sau: 0,5
Điểm nhìn bên trong/ điểm nhìn nhân vật


zalo Nhắn tin Zalo