Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều (đề 12)

76 38 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề thi cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 6 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 6.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(76 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 12
PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS THANH AM
Năm học: 2023 – 2024 (Hà Nội) Môn: Ngữ văn 6 (CD) Mã đề V6-CKI-01
Thời gian 90 phút không kể giao đề
I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu CÔ TÔ
(1)… Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách
thật quá đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố gắng đi mãi trên đá đầu sư , ra
thấu đầu mũi đảo. Và ngồi rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai.
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết máy hết bụi. Mặt trời
nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả
trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm và đường bệ đặt lên một
mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước
biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho
sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài
chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén .
Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh.
(2) ... Khi mặt trời đã lên một vài con sào, tức là lúc nó trở về sự bình dị hằng
ngày, thì tôi đang múc gầu nước giếng dội lên đầu lên cổ lên vai lên lưng, nghĩa là
tôi cũng đang đi tắm như mọi người lao động bình thường đang tắm xung quanh
giếng. Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui
như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
(Nguyễn Tuân, Kí, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)
Ghi lại đáp án chứa câu trả lời đúng ra giấy kiểm tra
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Kí . B. Truyện ngắn. C. Tiểu thuyết. D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2. Câu chuyện được kể bằng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ hai.
B. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất.
Câu 3. Câu văn “Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của
nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.” thể
hiện tình cảm gì của tác giả? A. Lạ lẫm, bất ngờ. B. Say mê, yêu thích.
C. Bất ngờ, choáng ngợp.
D. Khó hiểu, phải suy nghĩ.
Câu 4. Trong các từ sau đây, từ nào không là từ mượn? A. Đầy đủ. B. Phúc hậu. C. Đường kính. D. Thiên nhiên.
Câu 5. Nghĩa của từ “trường thọ” trong câu văn “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra
từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới
trên muôn thuở biển Đông.” là gì? A. Sống lâu. B. Rất dài. C. Rất rộng.

D. Cổ xưa.
Câu 6. Trong đoạn văn (1), tại sao tác giả lại nhận xét về Cô Tô trong ngày thứ sáu
là “Điều tôi dự đoán, thật là không sai.”?
A. Mặt trời như lòng đỏ trứng tròn trịa phúc hậu, bầu trời trong vắt.
B. Vài đàn chim nhạn bay liệng trên bầu trời trông thật náo nhiệt.
C. Sau trận bão, khung cảnh thiên nhiên trở nên trong sáng, tươi đẹp.
D. Sau trận bão, mặt trời mọc cao vút, nắng gay gắt; không khí không còn ẩm ướt.
Câu 7. Câu nào nêu đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.”?
A. Tăng giá trị biểu cảm, sinh động, khiến thiên nhiên trở nên có hồn.
B. Gợi tả chân trời, ngấn bể không có chút vẩn đục, trắng tinh, trong ngần.
C. Thể hiện sự sạch sẽ, không khí trong lành của vùng biển Cô Tô sau trận bão.
D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của bầu trời, mặt biển sau cơn mưa xanh trong, sạch sẽ, tươi đẹp.
Câu 8. Thông điệp của văn bản là gì?
A. Tình yêu đất nước, con người.
B. Nhớ về một trải nghiệm khám phá Cô Tô.
C. Ca ngợi vẻ đẹp Cô Tô và tình yêu thiên nhiên.
D. Ngưỡng mộ cảnh đẹp Cô Tô của đất nước ta.
Thực hiện yêu cầu sau
Câu 9. Chỉ ra và phân tích 01 biện pháp tu từ trong hai câu văn “Mặt trời nhú lên
dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên
nhiên đầy đặn”.?
Câu 10. Bằng một đoạn văn ngắn (3- 5 câu văn) nêu một số hành động của em để
bảo vệ môi trường biển đảo hiện nay. II. VIẾT (4 ĐIỂM)
Viết bài văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em.

HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC – HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 D 0,25 3 B 0,25 4 A 0,25 5 A 0,25 6 C 0,25 7 D 0,25 8 C 0,25
Gợi ý trả lời học sinh có thể chọn 1 trong 2 biện pháp tu từ 1,0 sau:
- Biện pháp tu từ so sánh “mặt trời” như “lòng đỏ một quả
trứng thiên nhiên đầy đặn”
- Biện pháp tu từ nhân hóa “phúc hậu” - Tác dụng: 9
+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, gợi cảm, cụ thể. 0,25
+ Giúp người đọc hình dung cụ thể hình dáng và vẻ đẹp 0,5
tròn đầy, rực rỡ, tươi sáng, to lớn của mặt trời sau cơn mưa.
(Nhân hóa: thấy được cảm nhận độc đáo về vẻ đẹp quý
phái, nhân hậu, gần gũi của mặt trời)
+ Sự quan sát tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả. 0,25 10
- Đúng hình thức đoạn văn, đúng dung lượng từ 3-5 câu, 0,5
không mắc lỗi diễn đạt, sai cấu trúc câu.
- Nội dung: HS nêu được ít nhất 2 hành động đúng. Gợi ý:


zalo Nhắn tin Zalo