Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều (đề 13)

73 37 lượt tải
Lớp: Lớp 6
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Cánh diều
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 6 trang


CÁCH MUA:

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 0842834585


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ 15 đề thi cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 6 bộ Cánh diều mới nhất nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn lớp 6.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(73 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


ĐỀ SỐ 13
PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS THANH AM
Năm học: 2023 – 2024 (Hà Nội) Môn: Ngữ văn 6 (CD) Mã đề V6-CKI-02
Thời gian 90 phút không kể giao đề
I. ĐỌC – HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
THƯƠNG NHỚ BẦY ONG
Ngày xưa ông tôi nuôi nhiều ong; đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật. Sau
ngày ông tôi chết, cha và chú tôi còn nuôi một ít đõ, nhưng không “vượng " như xưa nữa.
Sau nhà có hai đồ ong “sây ” lắm. Chiều lỡ buổi (khoảng 4 giờ chiều) thi
ong bay ra họp đàn trước đõ, và tôi hay ra xem, nhiều khi bị ong đốt nhưng mê
xem không thôi. Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tạnh của chiều quê, của không
gian mà tôi cảm nghe từ buổi ấy. Nhất là những lúc cả nhà đi vắng thì tôi buồn
đến nỗi khóc một mình, nghe lòng bi ép lai, như trời hạ thấp xuống. Và bầy ong thì
vù vù không thôi. Buồn nhất là mấy lan ong "trại", nghĩa là một phần đàn ong rời
xa bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa . Nếu ong “trại” vào buổi trưa thì thường
thường chú tôi biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên không, thế là cả
bầy ong mệt lừ phải đậu lại ở một cây nào đó hay trở về đõ. Ong đâu lại trên cây,
chú tôi hay người khác lại trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc cho vào một đõ mới.
Nhưng đôi khi ong trại buổi chiều lỡ buối, vào lúc chú tôi phải ra đồng cày tra (cày ải ).
Một lần, ở nhà một mình tôi thấy ong trại mà không thể làm gì được. Tôi
cũng ném đất vụn lên không nhưng không ăn thua gì. Ong vù vù lên cao, bay mau
và mát hút trong chốc lát. Tôi nhìn theo, buồn không nói được. Cái buồn của đứa
bé rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa? Nhìn ong trại


đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã
nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại?
Một thi sĩ phương Tây ngày trước đã nói đúng lắm: những vật vô tri vô giác
đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Cái tổ ong sau
thềm nhà, cái giá đặt đõ ong, từng chậu nước con con ở chân giá xanh lè vì rêu
bám: bao nhiêu vật nhỏ nhẻ, vụn vặt mà đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu
tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ. Và ý thơ cuộc
đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe
rồi, mỗi lần ong trại. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.
(Huy Cận, Hồi kí Song đôi, NXB Hội nhà văn, 2012)
Ghi lại đáp án chứa câu trả lời đúng ra giấy kiểm tra
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Kí. B. Truyện ngắn. C. Tiểu thuyết. D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2. Câu chuyện được kể bằng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ ba kết hợp với ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất.
Câu 3. Câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám
ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại.” thể hiện suy nghĩ, cảm nhận gì của tác giả?
A. Chán nản, buồn rầu, tuyệt vọng vì đàn ong mãi mãi bay đi xa.
B. Sự buồn thương, nuối tiếc bầy ong, sau này đã trở thành nỗi ánh ảnh.


C. Bất ngờ, choáng ngợp khi bầy ong bay đi và không trở về nữa.
D. Hào hứng khi nghĩ về những kí ức tươi đẹp khi gia đình nuôi ong.
Câu 4. Trong các từ sau đây, từ nào không là từ mượn? A. thi sĩ. B. bầy ong. C. vô tri. D. vũ trụ.
Câu 5. Nghĩa của từ “văn nhân” trong câu văn “Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến
bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa?” là gì? A. Nhà văn. B. Nhà thơ. C. Nhà khoa học. D. Nhà bác học.
Câu 6. Em hiểu thế nào về hình ảnh “cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi” tác
giả nhắc đến ở cuối văn bản?
A. Đó là những món quà đầu tiên trong cuộc đời tác giả.
B. Đó là những kỉ niệm đẹp đầu tiên trong đời.
C. Tác giả tin tưởng vào tương lai tươi sáng ở phía trước.
D. Tác giả thấy bản thân đã trưởng thành hơn nhiều.
Câu 7. Theo em, vì sao văn bản có tên “Thương nhớ bầy ong”?
A. Việc nuôi bầy ong tạo ra thu nhập, nuôi sống gia đình.
B. Bầy ong rất đẹp và quý giá đối với gia đình.
C. Nhân vật tôi đã nuôi bầy ong một khoảng thời gian.
D. Nhân vật tôi rất nhớ thương, trân trọng bầy ong.
Câu 8. Thông điệp của văn bản là gì?
A. Tuổi nhỏ cần phải chăm chỉ, nỗ lực học tập.
B. Trân trọng tình cảm gia đình trong những năm tháng tuổi thơ.


C. Yêu quý, trân trọng những kí ức đẹp của tuổi thơ hồn nhiên.
D. Biết ơn những người đã chăm lo cho cuộc sống của mình.
Thực hiện yêu cầu sau
Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn sau “Nhìn
ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.”
Câu 10. Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những năm tháng tuổi thơ trong
hành trình cuộc đời của mỗi con người bằng 1 đoạn văn ngắn (3- 5 câu văn). II. VIẾT (4 ĐIỂM)
Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC – HIỂU 6,0 1 A 0,25 2 D 0,25 3 B 0,25 4 B 0,25 5 A 0,25 6 B 0,25 7 D 0,25 8 C 0,25 9
Gợi ý trả lời: HS phát hiện và phân tích tác dụng của 1
trong 2 biện pháp tu từ sau: 1,0
- So sánh “nhìn ong trại đi” như “một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác”
Ẩn dụ: một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác: chỉ nỗi buồn đau, tiếc nuồi. - Tác dụng:


zalo Nhắn tin Zalo