Đề thi Cuối kì 1 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức 2024 (Đề 6)

7 4 lượt tải
Lớp: Lớp 9
Môn: Ngữ Văn
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 9 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề Cuối kì 1 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn Ngữ văn 9 Kết nối tri thức mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Ngữ văn 9.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(7 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:


PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I
……………………..
Năm học: 2024 – 2025
Môn: Ngữ văn – Lớp 9 ĐỀ SỐ 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I. Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi ra làm quan với nhà Nguyễn.
Lúc bấy giờ ông đã ngoài bốn mươi tuổi, đã trải qua thời Lê – Trịnh, thời
Tây Sơn đến thời Nguyễn. Những năm thiếu thời sống ở Thăng Long,
ngót mười năm lưu lạc sống chung với nhân dân, và mấy năm làm quan
dưới triều đình mới, ông đã chứng kiến những cảnh thối nát của xã hội
phong kiến suy tàn thời Lê - Trịnh, đến sự vùng dậy mãnh liệt của thời
Tây Sơn, v.v… Những biến cố ấy khắc sâu vào tâm trí của ông và được
phản ánh vào văn chương một cách sâu sắc.
Trong Truyện Kiều, mới thoáng qua bề ngoài ta thấy chế độ phong
kiến yên tĩnh, vững vàng “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, Bốn phương
phẳng lặng hai kinh vững vàng”. Nhưng thực chất thì mục ruỗng từ bên
trong. Bọn quan lại phong kiến toàn là lũ sâu mọt, là những thế lực vô
cùng hắc ám: Một tên quan xử kiện vụ Vương Ông, thằng bán tơ vu oan
cho gia đình họ Vương, nhưng quan chẳng cần điều tra, nghiên cứu gì,
chỉ cốt khảo cho ra tiền: “Có ba trăm lạng việc này mới xong”, đẩy gia
đình họ Vương vào cảnh tan nát, phá tan mối tình đẹp đẽ của Thúy Kiều và Kim Trọng.
Đến như “Quan Tổng đốc trọng thần” họ Hồ, đại diện cho triều
đình cũng là con người bỉ ổi, mất tư cách: dụ Từ Hải hàng rồi lừa giết
một cách hèn nhát, dở trò dâm ô ngay với người vợ kẻ mình giết, rồi đem
gán cho một tên thổ quan, để đến nỗi Kiều phải gieo mình xuống sông Tiền Đường.
Trong lúc đó, bọn đại quí tộc như “họ Hoạn danh gia” tha hồ làm
mưa làm gió. Mẹ con Hoạn bà nuôi cả một lũ côn quang để đi đốt nhà,
bắt cóc người vô tội, bắt làm nô tỳ, đánh đập tàn nhẫn, thi hành theo “gia
pháp” của mụ, bất chấp luật pháp nhà nước. Hoạn Thư còn lập mưu bắt
cóc Kiều đem về cho mụ mẹ ngược đãi và bày ra trò gặp gỡ éo le chua
xót giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh. Hoạn Thư “con quan Lại bộ”, tuy
thông minh sắc sảo có thừa nhưng vô cùng nham hiểm độc ác:
“Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao.”
Bên cạnh cường quyền, bọn phong kiến quan liêu ấy còn có thứ
quyền hung hãn hơn là đồng tiền. Cả một lũ quan lưu manh “trong tay
sẵn có đồng tiền” nên chúng tha hồ hoành hành làm hại những người
lương thiện. Đồng tiền mà trước đây Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tố cáo tác
dụng phá hoại đạo đức phong kiến:
“Còn bạc còn tiền còn đệ tử,
Hết cơm hết rượu hết ông tôi.”
Đến thời Nguyễn Du, đồng tiền càng tác oai tác quái hơn. Cũng vì
có đồng tiền mà bọn con buôn như họ Mã mới dám “Trước thầy sau tớ
lao xao”, “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, “Cò kè bớt một thêm hai”, và cả
lũ Tú Bà, Bạc Hạnh mới tự do buôn bán người lại được sự che chở của
pháp luật. “Nghĩ rằng cũng mạch thư hương” như Sở Khanh, vì tiền mà
chịu làm “mặt mo” để thi hành độc kế của Tú Bà… Đồng tiền có thể “đổi
trắng thay đen”. Nó dày xéo lên công lý, nó mua được lương tâm của con
người. Nó đánh giá tài đức, phẩm cách con người như đánh giá một món
hàng bán ngoài chợ. Và Nguyễn Du đã vạch mặt tác hại của đồng tiền
đối với xã hội và cuộc sống con người:
“Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.”
Qua đó, ta thấy được xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội phong
kiến thối nát. Ngòi bút hiện thực sắc sảo của Nguyễn Du đã ghi chép lại
những nét thật điển hình, phản ánh những bộ mặt xấu xa, tàn bạo của
nhiều nhân vật: Hoạn bà, Hoạn Thư, Tú Bà, Sở Khanh… trong xã hội đó.
Truyện Kiều quả thật là một “Bản cáo trạng bằng thơ lên án chế độ
phong kiến xấu xa, tàn bạo”.
(Trích: Những giá trị và hạn chế tư tưởng trong Truyện Kiều – GS.TS.Lê
Văn Quán, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (113),2012; tr.3-11)
Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1 (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm) Văn bản trên viết về vấn đề gì?
Câu 3 (1,0 điểm) Xác định hệ thống luận điểm của văn bản?
Câu 4 (1,0 điểm) Qua văn bản trên, tác giả bày tỏ quan điểm gì?
Câu 5 (1,0 điểm) Từ văn bản trên, anh/ chị rút ra được bài học gì về cách
ứng xử với cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay.
II. Viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)
bàn về sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống.
Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích truyện ngắn: Cho đi là nhận lại
Có một người phụ nữ nào vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của
bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi.
Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ
cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: “Con
chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”. Người phụ nữ thầm
nghĩ: “Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao?
Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ỷ lại mất”. Nghĩ vậy, bà trả lời:
“Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười
rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một
mình không có nến nên con đem sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng
ạ”. Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, bà liền ôm
chặt cậu bé vào lòng.
(Khuyết danh. Theo https://thiquocgia.vn/) HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ Nội dung Điểm n u Đọc 1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 điểm hiểu 2
Văn bản viết về vấn đề: Giá trị hiện thực trong 0,5 điểm
Truyện Kiều” của Nguyễn Du. 3
Văn bản có 2 luận điểm:
- Luận điểm 1: Bối cảnh hiện thực thời Nguyễn Du sống. 1,0 điểm
- Luận điểm 2: Sự tác động của bối cảnh hiện
thực đối với “Truyện Kiều”. 4 Quan điểm:
- Đánh giá cao giá trị hiện thực trong “Truyện 1,0 điểm
Kiều” của Nguyễn Du;
- Phê phán chế độ phong kiến thời kì suy tàn. 5
Rút ra bài học về cách ứng xử với cái xấu, cái
ác trong cuộc sống hiện nay:
- Không hùa theo, không tiếp tay cho cái xấu, cái ác; 1,0 điểm
- Cần mạnh mẽ lên tiếng và có những hành
động để ngăn chặn, loại bỏ cái xấu, cái ác;
- Cần kêu gọi mọi người cùng chung tay để đấu
tranh chống lại cái xấu, cái ác. Viết 1
Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận 2,0
(khoảng 200 chữ) bàn về sự đồng cảm, sẻ điểm


zalo Nhắn tin Zalo