Hướng dẫn kĩ năng: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TÁM CHỮ
1. Khái niệm kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là một dạng bài viết trong đó
người viết thể hiện những suy nghĩ, tình cảm, ấn tượng của mình sau khi đọc và cảm
nhận một bài thơ tám chữ. Đây là một cách thức giúp ta hiểu sâu hơn về tác phẩm,
rèn luyện khả năng phân tích và diễn đạt cảm xúc bằng văn viết.
2. Mục đích viết kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ giúp người viết trình bày cảm
nghĩ của bản thân về một bài thơ từ đó dẫn dắt người đọc cảm nhận được cái hay, cái
đẹp của bài thơ. Từ đó dẫn dắt người đọc cùng cảm nhận và hiểu về bài thơ.
3. Một số đặc điểm cơ bản của kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ Phương diện Đặc điểm
Cảm xúc chủ quan: Mỗi người đọc sẽ có những cảm nhận khác
nhau về một bài thơ. Điều này tạo nên sự đa dạng và phong phú
cho các đoạn văn cảm nhận. Tính cá nhân
Góc nhìn riêng biệt: HS có thể tập trung vào một hình ảnh, một chi
tiết, hoặc một cảm xúc đặc biệt mà bài thơ gợi lên để tạo nên một
đoạn văn mang dấu ấn cá nhân.
Liên kết cảm xúc: Đoạn văn sẽ tập trung vào việc diễn đạt những
cảm xúc mà bài thơ gợi lên trong mỗi người. Đó có thể là niềm vui,
Tập trung vào nỗi buồn, sự xúc động, sự ngạc nhiên,. . cảm xúc
Sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc: Những từ ngữ như "xúc động",
"ngây ngất", "trầm lắng",. . sẽ giúp bạn truyền tải tốt hơn cảm xúc của mình.
Hình ảnh: Đoạn văn sẽ đi sâu vào phân tích các hình ảnh, chi tiết
Phân tích chi trong bài thơ để làm rõ ý nghĩa và tác dụng của chúng. tiết
Ngôn ngữ: HS có thể phân tích cách sử dụng ngôn ngữ, các biện
pháp tu từ (như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,. .) để tạo nên hiệu quả nghệ thuật.
Cấu trúc: Cấu trúc của bài thơ cũng có thể là đối tượng phân tích
để hiểu rõ hơn ý đồ của tác giả.
So sánh: HS có thể so sánh những gì mình đọc được trong bài thơ Liên hệ bản
với những trải nghiệm trong cuộc sống thực tế. thân
Áp dụng: Áp dụng những bài học, thông điệp mà bài thơ mang lại
vào cuộc sống của mình.
Từ ngữ phong phú: Sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm
Sử dụng ngôn để miêu tả cảm xúc. ngữ văn học
Câu văn mạch lạc: Sắp xếp các câu văn một cách hợp lý, tạo nên
một đoạn văn liền mạch, dễ hiểu.
4. Yêu cầu chung đối với kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
- Giới thiệu tên bài thơ và tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
- Nêu được cảm nghĩ về một số nét nổi bật trong nội dung và nghệ thuật, nêu được
tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ.
- Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ.
5. Dàn ý chung đối với kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ a) Mở đoạn:
- Giới thiệu tên bài thơ và tác giả:
+ Nhắc đến bài thơ tám chữ mà bạn muốn bày tỏ cảm nghĩ.
+ Đôi nét về tác giả (nếu cần thiết, chẳng hạn như phong cách sáng tác hoặc vị trí của
tác giả trong nền văn học).
- Nhận xét khái quát:
+ Nêu cảm nhận chung của bạn về bài thơ.
+ Ví dụ: bài thơ tạo ấn tượng bởi hình ảnh, âm điệu, hoặc cảm xúc mà nó gợi lên. b) Thân đoạn: * Nội dung bài thơ - Ý chính của bài thơ:
+ Bài thơ nói về điều gì (một mùa, một nỗi nhớ, tình yêu, hay triết lý cuộc sống).
+ Những tầng nghĩa mà bạn cảm nhận được từ nội dung bài thơ.
- Những hình ảnh nổi bật:
+ Liệt kê những hình ảnh thơ bạn ấn tượng nhất và giải thích tại sao nó có sức gợi cảm mạnh mẽ. * Nghệ thuật bài thơ - Thể thơ tám chữ:
+ Nhận xét về nhịp điệu (thường nhẹ nhàng, trầm lắng hoặc dồn dập tùy bài thơ).
+ Tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc thể hiện ý thơ (mềm mại, dễ gợi cảm xúc).
Ví dụ: “Thể thơ tám chữ giúp bài thơ giữ được nhịp điệu chậm rãi, trầm lắng, như
tiếng thu ngân dài trong không gian.” - Biện pháp tu từ:
+ Phân tích các biện pháp tu từ tiêu biểu (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ. .) và tác
dụng của chúng. Ví dụ: “Biện pháp nhân hóa trong hình ảnh 'lá khô xào xạc kể
chuyện chiều' khiến thiên nhiên như có hồn, có tâm trạng, giúp người đọc dễ dàng
hòa mình vào không gian thơ.” - Ngôn ngữ thơ:
+ Đánh giá ngôn từ của bài thơ (giản dị hay cầu kỳ, biểu cảm mạnh mẽ hay nhẹ nhàng).
+ Tác động của cách sử dụng từ ngữ đến cảm xúc của người đọc. * Cảm xúc cá nhân - Cảm nhận từ bài thơ:
+ Những cảm xúc mà bài thơ gợi lên trong bạn: vui, buồn, xúc động, yên bình, hay suy ngẫm sâu sắc.
+ Liên hệ bài thơ với chính bản thân bạn, với kỷ niệm hoặc hoàn cảnh thực tế. Ví dụ:
“Tiếng lá khô trong bài thơ gợi tôi nhớ về những buổi chiều thu đi học, những con
đường rợp lá vàng và cảm giác bình yên mà tôi vẫn luôn tìm kiếm trong cuộc sống.” c) Kết đoạn:
- Tóm lược giá trị bài thơ và nêu cảm nghĩ riêng của bản thân: Nhấn mạnh thông điệp
của bài thơ và tác động của nó đối với người đọc. Giá trị của bài thơ trong sự nghiệp
tác giả hoặc trong dòng văn học.
6. Một số kĩ năng để làm tốt kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
a. Kỹ năng đọc hiểu bài thơ:
- Để là tốt dạng bài này, em cần đọc kỹ bài thơ để nắm rõ nội dung, hình ảnh, ngôn
ngữ, cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm.Sau đó em đi vào phân tích từng câu, từng
khổ thơ bằng cách tìm hiểu ý nghĩa của từng câu thơ, cách sử dụng từ ngữ, biện pháp
tu từ. Tìm ra thông điệp mà tác giả muốn truyền tải qua bài thơ.
b. Xây dựng cảm xúc cá nhân:
- Em nên gắn kết nội dung bài thơ với những trải nghiệm, suy nghĩ của bản thân. Tìm
những điểm tương đồng giữa mình và nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nên đặt ra
những câu hỏi về bài thơ để tìm hiểu sâu hơn về cảm xúc của mình.
c. Sử dụng ngôn ngữ diễn đạt:
- Em hãy sử dụng những từ ngữ gợi tả, sinh động để miêu tả cảm xúc. Sắp xếp các
câu văn một cách hợp lý, tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Và nên sử dụng những
câu cảm thán, câu hỏi tu từ để thể hiện cảm xúc.
7. Một số bài tập liên quan đến viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài tám chữ
Đề 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ tám chữ “Quê hương” (Tế Hanh) Dàn ý: a. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu ấn tượng chung về bài thơ. b. Thân đoạn:
- Cảnh đẹp quê hương:
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Bộ Tài liệu Chuyên đề Tập làm văn lớp 9 đã cập nhật đủ Cả năm.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
- Bộ Tài liệu Chuyên đề Tập làm văn lớp 9 gồm hướng dẫn chi tiết, cách viết các dạng bài tập làm văn lớp 9 giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(6 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)