ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TIN HỌC 9 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hành vi bị cấm trên mạng xã hội:
A. Sử dụng họ, tên thật.
B. Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm kích động bạo lực.
C. Tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn lành mạnh.
D. Không sử dụng ngôn từ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục, gây thù hận.
Câu 2. Tính đầy đủ của thông tin cho biết:
A. Thông tin còn phản ánh được sự vật, hiện tượng hiện thời nữa hay không.
B. Sự vật, hiện tượng được mô tả giống nó đến mức nào.
C. Mức độ mô tả đầy đủ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng.
D. Mức độ thuận tiện, dễ hiểu của thông tin để người dùng có thể tiếp cận, truy cập, sử dụng.
Câu 3. Tiêu chí nào sau đây không được dùng để đánh giá chất lượng thông tin?
A. Tính sử dụng được. B. Tính hấp dẫn. C. Tính cập nhật. D. Tính đầy đủ.
Câu 4. Để áp dụng Data Validation cho một ô, bạn thực hiện như thế nào?
A. Chọn ô, vào thẻ Data, chọn Data Validation.
B. Chọn ô, vào thẻ Home, chọn Format Cells.
C. Chọn ô, vào thẻ Formulas, chọn Name Manager.
D. Chọn ô, vào thẻ Review, chọn Protect Sheet.
Câu 5. Hàm nào không được sử dụng để tính tổng thu, chi theo tháng; hỗ trợ cân đối thu, chi? A. MIN. B. SUMIF. C. MONTH. D. IF.
Câu 6. Trong công thức chung của COUNTIF, tham số criteria có ý nghĩa gì?
A. Phạm vi chứa các ô tính cần kiểm tra để đếm.
B. Điều kiện kiểm tra các ô tính trong phạm vi range.
C. Phạm vi chứa các giá trị không hợp lệ.
D. Điều kiện xác thực dữ liệu để tạo bảng tính.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng?
A. Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video là những phương tiện khác nhau để trình bày thông tin.
B. Video không phải là phương tiện phù hợp để trình bày diễn biến của sự việc, hiện tượng.
C. Hình ảnh thường được sử dụng để minh họa, giúp trình bày thông tin một cách trực quan.
D. Biểu đồ giúp nhận biết một cách trực quan về mối quan hệ tương quan giữa các
dữ liệu, làm nổi bật ý nghĩa của dữ liệu.
Câu 8. Trang web PhET không cung cấp tài nguyên về môn học nào? A. Hóa học. B. Sinh học. C. Mỹ thuật. D. Vật lý.
Câu 9. Ví dụ về việc con người quá lệ thuộc vào công nghệ kỹ thuật số để giải
quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống là:
A. Việc lộ thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị mất tiền trong tài khoản. B. Lừa đảo qua mạng.
C. Học sinh lười suy nghĩ, nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà.
D. Gia tăng ô nhiễm môi trường.
Câu 10. Thiết bị nào sau đây không gắn bộ xử lý thông tin? A. Máy giặt.
B. Thiết bị nhận dạng vân tay. C. Bảng từ trắng.
D. Máy bán hàng tự động.
Câu 11. Em có thể chia sẻ thông tin bằng:
A. Sơ đồ thuật toán. B. Sơ đồ tư duy. C. Sơ đồ khối. D. Sơ đồ mạch điện.
Câu 12. Để đếm số ô có giá trị lớn hơn 10 trong phạm vi A1:A10, ta sử dụng công thức nào?
A. =COUNTIF(A1:A10, ">=10"). B. =COUNTIF(A1:A10, "<10"). C. =COUNTIF(A1:A10, "=10"). D. =COUNTIF(A1:A10, ">10").
Câu 13. Phần mềm nào sau đây được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục?
A. Phần mềm Virtual Chemistry Lab. B. Phần mềm SolidWorks. C. Phần mềm Sim Traffic. D. Phần mềm Simcyp.
Câu 14. Các ứng dụng mô phỏng trên trang web PhET giúp:
A. Tìm hiểu cấu trúc, chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể người.
B. Tìm hiểu, khám phá tri thức về các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa
học Trái Đất và Toán học.
C. Tìm hiểu về hiệu quả hoạt động của các thiết bị, hệ thống kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng.
D. Tìm hiểu về tác động của các yếu tố, xác định nguyên nhân, đề xuất phương án
giải quyết vấn đề giao thông trong thực tiễn.
Câu 15. Đâu không phải là mặt trái của công nghệ số?
A. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
B. Bị lệ thuộc vào công nghệ số.
C. Ảnh hưởng đến môi trường và lãng phí.
D. Gây tắc nghẽn giao thông.
Câu 16. Ảnh hưởng của việc lạm dụng công cụ tìm kiếm, lưu trữ thông tin:
A. Gặp những vấn đề sức khỏe về thể chất, tinh thần như: giảm thị lực, thính lực,...
B. Trở nên thụ động, lười suy nghĩ, lười tư duy và ít sáng tạo hơn.
C. Phát sinh những hành vi thiếu văn hóa, trái đạo đức, vi phạm pháp luật.
D. Nguy cơ bị tụt hậu, thất nghiệp.
Câu 17. Trong một bảng dữ liệu, cột A chứa danh sách các sản phẩm và cột B
chứa số lượng sản phẩm bán được. Bạn muốn đếm số lần sản phẩm "A" bán
được hơn 50 chiếc. Bạn sử dụng công thức nào sau đây?
A. =COUNTIF(A1:A10, "A") > 50. B. =COUNTIF(B1:B10, ">50"). C. =COUNTIF(A1:A10, "A").
D. =COUNTIF(B1:B10, ">50") * COUNTIF(A1:A10, "A").
Câu 18. Hàm COUNTIF trong bảng tính có ý nghĩa gì? A. Hàm thống kê. B. Hàm tính tổng.
C. Hàm đếm có điều kiện. D. Hàm có điều kiện.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Internet là một kho thông tin khổng lồ.
B. Cần phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận, trao đổi và
sử dụng thông tin để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
C. Số lượng bản tin làm cho thông tin trở thành hữu ích.
D. Em có thể tìm thấy nhiều thông tin trên Internet nhưng không phải thông tin nào
cũng có thể sử dụng để giải quyết vấn đề.
Câu 20. Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của máy tính trong khoa học kỹ thuật?
A. Mua bán trực tuyến. B. Mô phỏng động đất. C. Dự báo thời tiết. D. Giải mã gen.
Câu 21. Công thức tính để đếm số ô trong vùng C1:C6 chứa từ “An" là: A. =COUNT(C1:C6,"An"). B. =COUNTIF(C1:C6,An). C. =COUNTIF(C1:C6,"An"). D. =COUNT(C1:C6,An).
Câu 22. Trong các khoản sau, khoản thu của gia đình là: A. Chi tiêu ăn uống. B. Du lịch và giải trí.
C. Lương, tiền làm thêm,... D. Tiền xăng xe.
Câu 23. Các bước sử dụng công cụ Data Validation để hỗ trợ nhập, kiểm soát dữ
liệu ở cột Khoản thu là
1. Chọn khối ô tính cần nhập khoản thu
2. Nháy chuột vào nút lệnh
→ chọn List trong danh sách mở ra. 3. Chọn nút lệnh
trong dải lệnh Data. Cửa sổ Data Validation mở ra. 4. Chọn nút lệnh
trong cửa sổ Data Validation
5. Chọn danh sách khoản thu → gõ phím Enter → Chọn OK. A. 1-2-3-4-5. B. 1-3-2-5-4. C. 1-2-4-3-5. D. 1-3-2-4-5.
Câu 24. Khi cần ghi chép một nội dung với nhiều thông tin (từ một hoặc nhiều
người), hình thức ghi chép nào sau đây sẽ giúp chúng ta tổ chức thông tin phù hợp
nhất với quá trình suy nghĩ và thuận lợi trong việc trình bày cho người khác?
A. Liệt kê bằng văn bản.
B. Kẻ bảng (theo hàng, cột).
C. Vẽ sơ đồ (với các đường nối).
D. Minh họa bằng hình ảnh
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Đề thi Cuối kì 1 Tin học 9 Chân trời sáng tạo (Đề 3)
99
50 lượt tải
MUA NGAY ĐỂ XEM TOÀN BỘ TÀI LIỆU
CÁCH MUA:
- B1: Gửi phí vào TK:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án
Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85
Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD, LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.
Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!
Thuộc bộ (mua theo bộ để tiết kiệm hơn):
- Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề Cuối kì 1 môn Tin học 9 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi Tin học 9.
- File word có lời giải chi tiết 100%.
- Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.
Đánh giá
4.6 / 5(99 )5
4
3
2
1
Trọng Bình
Tài liệu hay
Giúp ích cho tôi rất nhiều
Duy Trần
Tài liệu chuẩn
Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)