Đề thi cuối kì 2 KTPL 11 Chân trời sáng tạo - Đề 1

190 95 lượt tải
Lớp: Lớp 11
Môn: KTPL
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Dạng: Đề thi
File: Word
Loại: Tài liệu lẻ
Số trang: 8 trang


CÁCH MUA:

  • B1: Gửi phí vào TK: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official ( nhấn vào đây ) để xác nhận thanh toán và tải tài liệu - giáo án

Liên hệ ngay Hotline hỗ trợ: 084 283 45 85


Chúng tôi đảm bảo đủ số lượng đề đã cam kết hoặc có thể nhiều hơn, tất cả có BẢN WORD,  LỜI GIẢI CHI TIẾT và tải về dễ dàng.

Để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút Tải Xuống ở trên!

  • Tailieugiaovien.com.vn giới thiệu bộ đề cuối kì 2 gồm đầy đủ ma trận và lời giải chi tiết môn KTPL 11 Chân trời sáng tạo mới nhất năm 2023-2024 nhằm giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo ra đề thi KTPL lớp 11.
  • File word có lời giải chi tiết 100%.
  • Mua trọn bộ sẽ tiết kiệm hơn tải lẻ 50%.

Đánh giá

4.6 / 5(190 )
5
53%
4
22%
3
14%
2
5%
1
7%
Trọng Bình
Tài liệu hay

Giúp ích cho tôi rất nhiều

Duy Trần
Tài liệu chuẩn

Rất thích tài liệu bên VJ soạn (bám sát chương trình dạy)

Mô tả nội dung:



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
(HÌNH THỨC: 100% TRẮC NGHIỆM – 40 CÂU) Mức độ đánh giá STT Nội dung học tập Nhận Thông Vận Vận dụng biết hiểu dụng cao 1
Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật 1 1 2
Bình đẳng giới trong các lĩnh vực 2 1 1 1 3
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo 1 1
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong 4 1 1
tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu 5 1 1 cử và ứng cử
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu 6 1 1 nại, tố tụng
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ 7 1 1 1 1 Tổ quốc
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền 8
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, 2 1 2 1
danh dự, nhân phẩm của công dân 9
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân 1 1 1 1
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, 10 1 1 1
điện thoại, điện tín của công dân
Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn 11 3 1 1
luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín 12 1 1 1 ngưỡng và tôn giáo Tổng số câu hỏi 16 12 8 4 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% ĐỀ BÀI
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Trong trường hợp dưới đây, các chủ thể đã được hưởng quyền gì?
Trường hợp. Anh M và chị A cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ
đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ
quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.


A. Quyền bầu cử và ứng cử.
B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền sở hữu tài sản.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp
luật đối với đời sống con người và xã hội?
A. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
B. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.
C. Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh.
D. Tạo sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực.
Câu 3: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị
trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. gia đình. D. Giáo dục.
Câu 4: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn đầu tư, thị trường - đó là quy định
pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Giáo dục.
Câu 5: Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và xã hội, ngoại trừ việc
A. tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.
B. là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
C. góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
D. củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.
Câu 6: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc
được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự,
ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với
lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ. A. Chị H và anh Q. B. Chị H và ông T. C. Ông T và anh Q. D. Chị H, anh Q và ông T.
Câu 7: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
Tình huống. Vợ chồng anh T, chị K đã có 2 con gái. Do không ép được chị K sinh thêm con thứ 3 với
hi vọng có được con trai để “nối dõi tông đường”, anh T đã thường xuyên mắng nhiếc, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm của chị K. Bức xúc với hành vi bạo lực tinh thần của chồng, chị K bí mật rút tiền tiết
kiệm của 2 vợ chồng và thu xếp hành lí, đưa các con bỏ trốn. A. Anh T. B. Chị K.
C. Cả anh T và chị K đều vi phạm.
D. Không có chủ thể nào vi phạm.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước


A. ấn định một nơi cư trú.
B. cho phép sở hữu đất đai.
C. áp đặt mức thu nhập.
D. đầu tư phát triển kinh tế.
Câu 9: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào trong trường hợp dưới đây?
Trường hợp. Xã H cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng
sinh sống. Người dân trên địa bàn xã H tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được
quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt
tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã H luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc
tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên
cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống
người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.
A. Chính quyền xã H phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.
B. Trên địa bàn xã H thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.
C. Các tôn giáo trên địa bàn xã H bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.
D. Tại xã H, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.
Câu 10: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
A. luôn tách rời nghĩa vụ công dân.
B. không tách rời nghĩa vụ công dân.
C. tồn tại độc lập với nghĩa vụ công dân.
D. không liên quan đến nghĩa vụ công dân.
Câu 11: Về phía cơ quan nhà nước, những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong
tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào?
A. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
B. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.
C. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.
D. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.
Câu 12: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong bầu cử?
A. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
B. Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử.
C. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.
D. Tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.
Câu 13: Đối với cơ quan nhà nước, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng
cử gây ra hậu quả như thế nào?
A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.
B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.
C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.
D. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
Câu 14: Công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho
rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình là thực hiện quyền A. tố cáo. B. khởi tố. C. xét xử. D. khiếu nại.


Câu 15: Trong trường hợp dưới đây, ông H đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trường hợp. Vườn dưa của gia đình ông H sắp đến ngày thu hoạch thì bị kẻ xấu phá hàng rào vào cắt
gốc trong một đêm. Sau khi trích xuất camera của một số nhà gần đó, ông H phát hiện K cùng với B là
người đã phá hoại vườn dưa của gia đình mình nên đã đem bằng chứng đến cơ quan công an địa
phương để trình báo. K và B sau đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường thiệt hại cho
gia đình H theo đúng quy định của pháp luật. A. Tố cáo. B. Truy tố. C. Khiếu nại. D. Khởi kiện.
Câu 16: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?
A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
B. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
C. Góp ý cho các chính sách phát triển giáo dục.
D. Tham gia nghĩa vụ quân sự; bảo vệ trật tự xã hội.
Câu 17: Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
A. Tham gia phục vụ trong Công an nhân dân. B. Tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân.
C. Tham gia bảo vệ an ninh vùng biên giới.
D. Tham gia biểu tình, bãi công.
Câu 18: Đối với mỗi cá nhân, hành vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên hậu quả như thế nào?
A. Ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc.
B. Có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia.
C. Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
D. Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Câu 19: Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là
thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát
hiện một nhóm người khả nghị đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau
đó, ông Q và anh V đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy
nhiên, ông K không đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q và anh V vì lí do sợ bị trả thù. Không đồng tình
với thái độ và hành động của ông K, ông Q và anh V vẫn tới đồn biên phòng để trình báo. A. Ông Q và anh V. B. Ông K và anh V. C. Ông Q và ông K. D. Ông Q, ông K và anh V.
Câu 20: Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?
A. Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị ông B khống chế rồi áp giải lên trụ sở công an.
B. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.
C. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.
D. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.


zalo Nhắn tin Zalo